{title}
{publish}
{head}
Thời gian gần đây, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Vĩnh Linh, ở thị trấn Hồ Xá, luôn dạy và học trong tâm trạng nơm nớp lo sợ vì dãy nhà học 3 tầng xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Thực tế này rất cần được chính quyền các cấp sớm có giải pháp khắc phục.
Nhiều hạng mục khối nhà học Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Vĩnh Linh xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: A.Q
Trường PTDTNT Vĩnh Linh hiện có gần 300 học sinh là con em đồng bào dân tộc Vân Kiều ở 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà của huyện Vĩnh Linh học tập và 36 cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy, quản lý.
Có mặt tại dãy nhà 3 tầng gồm 12 phòng học và 3 phòng tổ chuyên môn, phóng viên nhận thấy tình trạng cũ kỹ, rêu mốc, hư hỏng, xuống cấp trầm trọng diễn ra ở hầu hết các hạng mục. Đáng lo ngại nhất là phần dầm trụ nhiều nơi đã nứt toác, không còn lớp xi măng bên ngoài; lan can nhiều chỗ đã mục nát, rơi rụng; phần trần hành lang và một số phòng học nứt nẻ, lộ sắt thép hoen rỉ bên trong, không ít lần từng mảng xi măng rơi xuống nhưng may mắn là chưa trúng học sinh hay giáo viên nào; hệ thống nhà vệ sinh ở các tầng hư hỏng, có phòng phải khóa trái cửa vì không thể sử dụng...
Trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng này, để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, theo dõi những khu vực nguy hiểm, đồng thời luôn nhắc nhở và đặt biển báo, căng dây cảnh báo học sinh không được đứng ở hành lang và khu vực bên dưới dãy nhà vì rất nguy hiểm.
“Trường hư hỏng, xuống cấp nặng nên trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh cảm thấy rất bất an vì không biết lớp xi măng trên trần có thể rơi trúng người gây thương tích bất cứ lúc nào. Để bảo đảm an toàn cho việc dạy và học, nhất là cho các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số học tập, sinh hoạt trong môi trường nội trú, chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm có giải pháp khắc phục vấn đề này”, cô Nguyễn Thị Nguyệt, giáo viên Trường PTDTNT Vĩnh Linh kiến nghị.
Năm nay là năm thứ hai em Hồ Văn Ân, ở Thôn 8, xã Vĩnh Ô về học tập, sinh hoạt tại Trường PTDTNT Vĩnh Linh. Hài lòng về nơi ở mới được đầu tư xây dựng nhưng Ân cũng như nhiều học sinh khác luôn cảm thấy bất an mỗi khi đến lớp.
“Nơi học tập của chúng em hư hỏng quá nặng, lan can nhiều chỗ không có, thỉnh thoảng từng mảng xi măng trên trần, tường lại rơi xuống khiến thầy và trò rất lo sợ. Trường xuống cấp trầm trọng nên giờ nghỉ giải lao, chúng em cũng phải đi lại, vận động rất hạn chế, dè chừng vì nhiều khu vực nhà trường đã cảnh báo học sinh không được lại gần do nguy hiểm”, em Hồ Văn Ân nói.
Hiệu trưởng Trường PTDTNT Vĩnh Linh Trần Ngọc Oanh cho biết: Khối nhà học, tổ chuyên môn của nhà trường có tổng diện tích 1.267 m2 được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1997 đến nay.
Trước thực trạng xuống cấp trầm trọng của khối nhà 3 tầng này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên, học sinh bất cứ lúc nào, ban giám hiệu đã nhiều lần có văn bản báo cáo tình hình với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Linh. Không chỉ khối nhà phục vụ học tập, hiện khu vực bếp nấu ăn, phòng ăn của học sinh nhà trường cũng đang xuống cấp, ẩm thấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của học sinh.
Mới đây nhất, nhà trường cũng đã báo cáo hiện trạng với UBND huyện và đề xuất, kiến nghị các nội dung liên quan để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Linh Lê Thanh Hải cho hay: “Thực trạng xuống cấp của Trường PTDTNT Vĩnh Linh là rất đáng lo ngại.
Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phòng đã khảo sát thực tế, báo cáo UBND huyện xem xét giải quyết. Đồng thời chỉ đạo nhà trường tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh. Mong muốn huyện, tỉnh sớm có phương án sửa chữa hoặc xây dựng mới khối phòng học và tổ chuyên môn để thầy, trò nhà trường yên tâm dạy và học”.
Gần 300 học sinh người dân tộc Vân Kiều và hàng chục giáo viên đang phải dạy, học trong nơm nớp lo âu vì Trường PTDTNT Vĩnh Linh xuống cấp trầm trọng. Trước thực tế này, thiết nghĩ các cấp, các ngành liên quan cần khẩn trương có giải pháp để đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh nhà trường.
Anh Quân
QTO - Những năm qua, các cấp hội người cao tuổi (NCT) trên địa bàn thị xã Quảng Trị đã phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng”, gương mẫu trong các hoạt...
QTO - Đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư...
QTO - Trở lại thôn Lạc Sơn (xã Gio Sơn, huyện Gio Linh), chúng tôi nhận thấy nhiều sự đổi thay tích cực. Những mái nhà khang trang, kiên cố được xây dựng;...
QTO - Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (NCT), thời gian qua, Hội NCT huyện Gio Linh đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động...
QTO - Khu dân cư Đội 4, thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh nằm cạnh Dự án đường tránh phía Đông TP. Đông Hà đang thi công. Sau các đợt mưa lớn vừa...
Tin buồn
QTO - Từ bao đời nay, cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đồng bào dân tộc thiểu số ở những bản làng miền Tây Quảng Trị bị bó buộc bởi những định kiến và...
QTO - Những năm qua, hệ thống đài truyền thanh xã trên địa bàn huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả trong việc chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính...
QTO - Thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nên...
QTO - Các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực
QTO - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều ngôi nhà cộng đồng tránh lũ được các cấp, ngành, đơn vị tài trợ xây dựng. Nhờ vậy, mỗi khi mùa mưa...
QTO - Đã bước sang năm học thứ 2, hàng trăm học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phải học nhờ ở trường khác, do dãy phòng học chính 2...