{title}
{publish}
{head}
Nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ cho người dân, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị đã phối hợp với các cấp, ngành tích cực mở các lớp học xóa mù chữ tại địa phương, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhờ vậy, tỉ lệ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) biết đọc, biết viết ngày càng tăng; công tác xóa mù chữ duy trì vững chắc và từng bước được nâng lên. Nhờ làm tốt công tác này, năm 2023, tỉnh được Bộ GD&ĐT công nhận công tác xóa mù chữ đạt mức độ 2.
Lớp học xóa mù chữ năm 2024 tại Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt, huyện Hướng Hóa - Ảnh: TÚ LINH
Anh Hồ Văn Băm, sinh năm 1971, là một trong những học viên tích cực tham gia lớp học xóa mù chữ do Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt, huyện Hướng Hóa tổ chức. Đến nay, sau hơn 5 tháng, anh đã biết viết, biết đọc khá cơ bản.
“Nhà nghèo, đông anh em, cuộc sống gia đình mình khó khăn nên phải bỏ học từ sớm. Do tập trung cho công việc nương rẫy vất vả suốt thời gian dài nên mình quên chữ, dẫn đến không biết chữ. Mỗi khi cần ký giấy tờ gì mình không thể viết tên, hay ký tên được, mà phải lăn tay và nhờ cán bộ viết tên hộ. Nay đi học để biết chữ rất có ích nên ban ngày làm rẫy, ban đêm cố gắng đến lớp đều đặn. Thầy, cô giáo rất nhiệt tình, bắt tay giúp viết từng nét chữ. Mình rất vui vì được đi học”, anh Băm chia sẻ.
Thầy Lê Văn Vĩnh, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt được phân công dạy lớp xóa mù chữ cho biết, cứ đều đặn 5 buổi tối mỗi tuần, sau một ngày làm việc vất vả, người dân lại vui vẻ cùng nhau đến lớp học. Ai nấy đều chăm chỉ đánh vần, ghép vần, đọc chữ, đọc số, cố gắng phát âm tròn trịa từng chữ, từng câu... khiến giáo viên có thêm động lực dạy xóa mù chữ.
Chia sẻ với chúng tôi, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã Hướng Việt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt Nguyễn Văn Tý cho biết, thống kê dân số của xã Hướng Việt ở độ tuổi 15-60 là 926 người, trong đó mù chữ mức độ 1 là 69 người.
Thực hiện chỉ đạo của huyện Hướng Hóa, Ban Chỉ đạo xã đã mở 1 lớp xóa mù giai đoạn 1 tại địa phương với 25 học viên. Thời gian bắt đầu học từ tháng 3 - 12/2024, học chủ yếu vào các buổi tối, từ 18 giờ đến 21 giờ 15 phút. Có 5 giáo viên được phân công phụ trách các kỳ học dạy Tiếng Việt và Toán. Tuy nhiên, điều rất vui là vào ngày khai giảng, đã có hơn 30 người đến tham gia lớp học, nhiều người chưa có tên trong danh sách nhưng xin đến học để biết chữ.
Cũng theo thầy Nguyễn Văn Tý, thời gian học xóa mù chữ chủ yếu vào buổi tối, vì vậy rất cần sự kiên trì của các học viên để lớp học được duy trì, sôi nổi và hứng thú. Với tất cả tinh thần trách nhiệm, các giáo viên nhà trường và cán bộ quản lý luôn sát sao với lớp học, quan tâm từng ngòi bút, quyển vở, kèm cặp, uốn nắn từng nét chữ, con số để học viên nhanh tiến bộ. Có học viên được cô giáo tặng kính đeo mắt giúp nhìn rõ hơn con chữ.
Để chất lượng lớp xóa mù chữ được nâng lên, giáo viên nhà trường đã đổi mới phương pháp và linh hoạt trong lớp học, vận dụng phương pháp giáo dục người lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả; chú trọng rèn luyện cho học viên có tính tự quản trong lớp học. Cùng với đó, lãnh đạo nhà trường và ban chỉ đạo thường xuyên quan tâm và động viên khuyến khích lớp học kịp thời; tổ chức dự giờ thăm lớp, đúc rút kinh nghiệm.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Phạm Trọng Hổ, Trưởng Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ huyện cho biết, công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS trên địa bàn được xác định là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, đòi hỏi có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và của người học.
Người dân mù chữ chủ yếu ở độ tuổi lao động, là lao động chính trong gia đình, sống phân bố rải rác tại các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, giao thông còn nhiều bất cập, nhận thức về tầm quan trọng của việc học chưa đầy đủ nên công tác huy động đến lớp học xóa mù chữ và duy trì sĩ số để hoàn thành chương trình còn gặp khó khăn. Do đó, huyện luôn quan tâm để làm tốt hơn nữa công tác này, xem xóa mù chữ là trách nhiệm nhân văn với đồng bào DTTS và người dân chưa biết chữ trên địa bàn.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Quảng Trị, tổng số người mù chữ độ tuổi 15 - 60 toàn tỉnh hiện có 7.540 người, tập trung chủ yếu là đồng bào DTTS (chiếm gần 70%). Năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức được 10 lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 với hơn 230 học viên.
Năm 2024, tổ chức được 1 lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 và 2 lớp giai đoạn 2 với tổng số gần 100 học viên. Đến nay, các lớp học phát huy được hiệu quả trong việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Học viên từng mù chữ, tái mù chữ, giờ đây nhờ học xóa mù chữ đã có thể biết đọc, viết, tính toán phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.
Để thực hiện chương trình xóa mù chữ bảo đảm chất lượng, hiệu quả, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị được giao nhiệm vụ dạy xóa mù chữ căn cứ vào chương trình xóa mù chữ mới cùng các công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy - học hiện hành; huy động nguồn lực sẵn có của địa phương (cơ sở vật chất, thiết bị của các trường học trên địa bàn, nhà văn hóa thôn xóm, trung tâm học tập cộng đồng...) để thực hiện tốt hơn nữa chương trình xóa mù chữ.
Trong những nhiệm vụ của năm học mới 2024-2025, vấn đề nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ được xem là nội dung quan trọng. Sở đã tham mưu thực hiện Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 13/8/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2030.
Tiếp tục duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, xóa mù chữ và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập bậc trung học giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2030.
Tuệ Linh
QTO - Để nâng cao kỹ năng cho mạng lưới phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) ở cơ sở, hằng năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tích cực phối hợp...
QTO - Nhằm chung tay cùng các trường học trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các trường học ở vùng miền núi khó khăn trong phát triển văn hóa đọc cho học sinh,...
QTO - Thị trường lao động từ đầu năm 2024 đến nay đã khởi sắc trở lại khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển thêm người lao động (NLĐ) để đáp ứng...
QTO - Huyện Cam Lộ luôn có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt...
QTO - Cùng với sự đồng hành của y tế địa phương, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ba Nang, huyện Đakrông được quan tâm hơn và ngày càng nâng...
QTO - Hướng Hóa là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh có diện tích tự nhiên hơn 1.150 km2 , với 3 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Vân...
QTO - Gắn bó với doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MTV Ngọc Tuấn Cửa Tùng Nguyễn Như Ngọc...
QTO - Để chuẩn bị các điều kiện cho năm học 2024- 2025, thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Vĩnh Linh chủ động tham mưu UBND huyện...
QTO - Thời gian qua, phong trào hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi công cộng được nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Trị tích cực hưởng ứng, trong đó có...
QTO - Tính đến thời điểm này, học sinh trên toàn tỉnh đã chính thức khép lại khoảng thời gian nghỉ hè đầy sôi động và bổ ích. Hoạt động hè năm 2024 với...
QTO - Cùng sự phát triển của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã có nhiều bước tiến vượt...
QTO - Những năm qua, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị đã và đang phát huy vai trò nêu gương, góp phần tích cực...