{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Hướng Hóa khai thác lợi thế để phát triển mạnh năng lượng tái tạo -Ảnh: N.T.H
Các nguồn lực của nền kinh tế được đánh giá, thống kê, hạch toán đầy đủ, đúng đắn trong nền kinh tế; được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực và hủy hoại môi trường, phát huy tối đa hiệu quả và phát triển bền vững.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, huyện Hướng Hóa quán triệt, chỉ đạo quyết liệt đến cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về sử dụng và phát huy các nguồn lực về con người, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách.
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hướng Hóa xác định trong giai đoạn 2021-2025, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế đặt ra mạnh mẽ hơn để chủ động thích ứng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và có những bước đi phù hợp trong bối cảnh mới.
Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn đầu tư và lao động sang sử dụng tổng hợp, có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2023, tổng giá trị sản xuất toàn huyện Hướng Hóa đạt 22.524 tỉ đồng, đạt 99% kế hoạch. Trong đó, nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 1.323 tỉ đồng, vượt 5,5% kế hoạch, chiếm tỉ trọng 5,9%; công nghiệp - xây dựng đạt 10.707 tỉ đồng, vượt 2% kế hoạch, chiếm tỉ trọng 47,5%; thương mại - dịch vụ đạt 10.493 tỉ đồng, đạt 95,4% kế hoạch, chiếm tỉ trọng 46,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,85 triệu đồng/năm, đạt 90,8% kế hoạch.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 3.108 tỉ đồng, vượt 3,6% kế hoạch. Tổng thu ngân sách bình quân hằng năm hơn 900 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 12,67%. Từ năm 2020-2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thường xuyên chịu tác động của thiên tai và dịch bệnh.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất trên tất cả các lĩnh vực đã giúp cho ngành nông nghiệp huyện luôn có bước phát triển, năng suất và sản lượng của cây trồng, vật nuôi chính đều tăng qua các năm, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, tạo việc làm và ổn định đời sống cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, tận dụng các dư địa, lợi thế trên địa bàn, từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Hướng Hóa giao nhiệm vụ đến từng cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phát huy tốt thế mạnh công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tận dụng nguồn nguyên liệu của địa phương sản xuất các hàng hóa có thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Đến nay, có 31 dự án điện gió được cấp chủ trương đầu tư trên địa bàn huyện. Trong đó, 2 dự án đã đi vào hoạt động từ năm 2019; 27 dự án đã và đang triển khai từ cuối năm 2019 đến nay, hiện có 19 dự án hoàn thành đi vào vận hành với tổng công suất 714MW; 2 dự án có tổng công suất lắp máy 84MW đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng và thi công, thực hiện dự án.
Trên địa bàn huyện, ngoài các hộ dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời với quy mô nhỏ, có 10 dự án điện mặt trời áp mái lắp đặt ở các trang trại nông nghiệp với công suất 9.160kWp. Huyện Hướng Hóa có 5 nhà máy thủy điện đã đưa vào vận hành, với tổng công suất 73MW, trong đó Nhà máy Thủy điện Quảng Trị có công suất lớn nhất 64MW.
Nhằm khai thác lợi thế nằm ở đầu cầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây, huyện Hướng Hóa đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển vào Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Cụm công nghiệp Hướng Tân; phát huy thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.
Đồng thời thực hiện và phối hợp thực hiện các dự án đầu tư về hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó nổi bật là Dự án phát triển các đô thị dọc hành lang Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), góp phần chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, huyện Hướng Hóa đã thu hút 75 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn với tổng vốn đầu tư đăng ký 11.005 tỉ đồng.
Hạ tầng thương mại quan trọng trên địa bàn huyện hiện có 1 trung tâm thương mại tại thị trấn Lao Bảo; 7 chợ; 1 kho hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; 16 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 3 siêu thị điện máy..., đáp ứng nhu cầu giao thương, trao đổi hàng hóa khu vực cửa khẩu biên giới, phát triển dịch vụ, du lịch.
Từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, huyện Hướng Hóa xác định quan điểm, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lực tập trung phát triển nguồn nhân lực phù hợp với Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam qua từng giai đoạn cụ thể.
Phát triển toàn diện nguồn nhân lực về các mặt trí lực, thể lực, đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp là một trong các khâu đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, ngành học, tập trung đào tạo đội ngũ lao động để đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý cho yêu cầu phát triển của huyện; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đạo đức lối sống trong sáng, có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tác phong làm việc dân chủ, khoa học, trách nhiệm, tận tụy, tâm huyết, đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp và sự phát triển của huyện. Đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đẩy xã hội hóa, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển.
Khánh Ngọc
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản...
QTO - Đứng trước khó khăn càng nêu cao quyết tâm, phát huy tinh thần Bộ đội Cụ Hồ, khi trở về cuộc sống đời thường, tìm hướng phát triển kinh tế, nhiều cựu...
QTO - Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa...
QTO - Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Quảng Trị thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số...
QTO - Với 70% dân số sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, 12 năm trước, huyện Triệu Phong bắt tay thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM)...
QTO - Bàn về đạo đức công vụ, nghĩa là bàn về mặt “hồng” trong lời căn dặn về chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vừa “hồng”, vừa “chuyên”...
QTO - Nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh Quảng Trị đã tích...
QTO - Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, sự bất ổn của tình hình chính trị, kinh...
QTO - Thực hiện lộ trình chuyển đổi số, thời gian qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hải Lăng đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ...
QTO - Tỉnh Quảng Trị là địa phương nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là tình trạng nắng nóng thường xảy ra gay gắt trong các tháng mùa khô,...
QTO - Trong tuần cuối tháng 4/2024, đoàn công tác tỉnh Quảng Trị do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng làm trưởng đoàn đã có chuyến làm...