{title}
{publish}
{head}
Năm 2022, hãng bảo mật Kaspersky đã công bố các ứng dụng phổ biến với trẻ em Việt Nam, theo đó youtube là ứng dụng dẫn đầu về thời gian được trẻ em sử dụng trong vài năm gần đây với tỉ lệ 31,6%, theo sau là tiktok với tỉ lệ hơn 19%.
Đó là con số thống kê dựa trên dữ liệu ẩn danh. Nhưng nhìn từ thực tế cũng không khó để phát hiện ra tình trạng trẻ em Việt Nam “nghiện” tiktok. Chúng tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ đối với nhóm học sinh THCS và THPT trên địa bàn TP. Đông Hà về việc sử dụng tiktok. 100% số học sinh được hỏi đều có tài khoản tiktok từ cấp THCS. Trả lời cho câu hỏi tại sao lại lựa chọn tiktok, tất cả đều trả lời rằng: nền tảng xã hội này phong phú nội dung; phạm vi tương tác mở rộng và xu hướng (trend) rất hợp với giới trẻ.
Ngạc nhiên hơn, cũng với nội dung trên, khi hỏi các học sinh bậc tiểu học thì đa số đều trả lời lướt tiktok hằng ngày trong khi tiktok quy định trẻ từ 13 tuổi trở lên mới được đăng ký tài khoản. Với trẻ ở độ tuổi này, hoặc là sẽ khai gian tuổi khi đăng ký tài khoản, hoặc sử dụng tài khoản trên máy của ba mẹ. Tiktok (nền tảng video dạng ngắn) chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2019 với mục tiêu giúp đa dạng hóa phương thức sản xuất nội dung, tôn vinh sự sáng tạo của người Việt.
Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới về số người dùng tiktok với gần 50 triệu người sử dụng. Với những đặc điểm vượt trội như video ngắn, nội dung phong phú và dễ tương tác nên tiktok ngày càng được nhiều người chọn lựa, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, cũng chính vì tiện ích đó nên bên cạnh những giá trị tích cực, tiktok lan truyền nhiều nội dung xấu, độc hại, giật tít, câu view, ảnh hưởng xấu tới tâm lý trẻ em.
Nền tảng mạng xã hội này cho phép người dùng có thể liên hệ với bất kỳ tài khoản nào mà không hạn chế vị trí địa lý, cũng không cần có trong danh sách bạn bè như facebook. Với tính năng này, những nội dung xấu độc cũng sẽ nhanh chóng lan truyền đến mọi đối tượng. Dù tiktok giới hạn độ tuổi sử dụng là 13 nhưng lại không có biện pháp nào ngăn chặn trẻ em dưới 13 tuổi xem video trên nền tảng này.
Hầu hết các video trên tiktok đều có nội dung khá vui nhộn, mang tính giải trí cao và thường là “trend” đang diễn ra trong đời sống. Vì vậy mỗi khi xem, trẻ em khó có thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại. Một số video về hình thức là tạo sự hài hước cho người xem, nhưng bản chất lại lan truyền thách thức cho những người muốn bắt chước, nhất là trẻ em. Nhiều phụ huynh thắc mắc không hiểu tại sao con mình, dù đang ở độ tuổi tiểu học, vẫn có thể bắt trend một cách nhanh chóng.
Một số câu nói như “hé lô bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn”, “đúng nhận, sai cải”... trở thành câu cửa miệng của các con và được áp dụng mọi nơi, mọi lúc dù bối cảnh không hề liên quan.
Rồi có những đứa trẻ, chủ đề trong các câu chuyện thường ngày của chúng chỉ xoay quanh mấy chữ “sang, xịn, mịn”. Tìm hiểu, phụ huynh mới biết con mình bị ảnh hưởng bởi các video trên tiktok. Nếu không được định hướng và ngăn chặn kịp thời, trẻ rất dễ bị tiêm nhiễm lối sống hưởng thụ vật chất và chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài.
Trẻ ở độ tuổi khác nhau có cách “nghiện” tiktok khác nhau. Ở độ tuổi tiểu học thì xu hướng bắt chước diễn ra khá phổ biến và trẻ nhanh chóng áp dụng vào sinh hoạt hằng ngày khi chưa ý thức được điều đó có phù hợp hay không. Lớn hơn một chút, tiktok khiến trẻ bị phân tán về thời gian và tư tưởng, dẫn đến xao lãng việc học hành. Lý do bởi video trên tiktok có thể xem cả ngày không hết dù mỗi video chỉ chừng vài chục giây.
Ở độ tuổi lớn hơn như cấp THPT, một trong những ảnh hưởng của tiktok đối với các em là về quan điểm. Một học sinh cuối cấp THPT chia sẻ câu chuyện của bản thân khi tìm kiếm thông tin hướng nghiệp trên tiktok. Khi lựa chọn được ngành nghề phù hợp với nguyện vọng cũng như năng lực của bản thân, học sinh này đã tham khảo ý kiến trên tiktok.
Vậy nhưng ở đó, em đã lạc vào “ma trận tư vấn ngành học”. Tràn ngập các video đưa ra nội dung rằng “đừng nên học ngành này vì dễ thất nghiệp” và đưa ra các ngành họ cho là đang “hot”. Đáng nói là các quan điểm đưa ra không hề trích dẫn nguồn tin hay căn cứ từ đâu nhưng rất dễ khiến người khác hoang mang.
Không thể phủ nhận tác động tích cực của tiktok. Tuy nhiên, việc tiktok không thể kiểm soát độ tuổi cũng như kiểm duyệt nội dung sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người xem, nhất là giới trẻ. Bộ Thông tin và truyền thông đã từng tiến hành cuộc kiểm tra toàn diện hoạt động của tiktok, phát hiện nhiều hành vi vi phạm của tiktok tại Việt Nam.
Đó là mạng xã hội này để lọt nhiều thông tin giả mạo, xuyên tạc, kích động bạo lực, tệ nạn xã hội; chưa có biện pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em; vẫn cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản dù nền tảng mạng xã hội chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên. Tiktok tại Việt Nam cũng chưa áp dụng chính sách bảo vệ nội dung có bản quyền của người dùng và chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin về hàng hóa của người bán trên sàn giao dịch thương mại.
Vậy nhưng trong xu hướng hiện nay, việc cấm trẻ sử dụng mạng xã hội nói chung, tiktok nói riêng là không thể. “Gạn đục, khơi trong” để con vừa tiếp nhận được nội dung tích cực, vừa ngăn ngừa tác động tiêu cực do mạng xã hội mang lại là trách nhiệm của phụ huynh. Vì vậy, việc quan trọng nhất đối với phụ huynh là trang bị kiến thức, kỹ năng chọn lọc những nội dung phù hợp để định hướng các con tự bảo vệ mình.
Khi thực hiện cuộc phỏng vấn đối với các nhóm học sinh, chúng tôi đều đưa ra câu hỏi về mặt hạn chế của tiktok. Đa phần các em đều chỉ ra được mặt hạn chế như: vì ứng dụng đề xuất của tiktok phong phú nên trong đó có nhiều nội dung xấu; rất dễ bị cuốn vào thế giới sôi động của các video, từ đó chểnh mảng việc học hoặc bị ảnh hưởng về mặt quan điểm.
Việc nhận biết được mặt trái sẽ giúp các em chọn lựa nội dung và thời gian sử dụng hợp lý. Điều này rất cần sự tương tác của phụ huynh để nhận được sự chia sẻ từ con.
Theo các chuyên gia, phụ huynh cũng có thể quản lý, giám sát để giảm dần tình trạng nghiện tiktok ở trẻ bằng cách hạn chế thời gian sử dụng; chuyển sang chế độ cá nhân thay vì chế độ mặc định ban đầu của tài khoản tiktok thường ở chế độ công khai. Tăng cường hoạt động ngoài trời, hạn chế tối đa việc các con tiếp xúc với thiết bị công nghệ để cuộc sống xung quanh trẻ trở nên ý nghĩa hơn.
Minh Thảo
QTO - Trong báo cáo công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị thời gian qua có một con số rất đáng quan tâm, đó là từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn...
QTO - Sau vụ nhóm thanh thiếu niên (mà nhiều trong số đó chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện mô tô) phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào một cô gái đứng chờ đèn...
QTO - Thương mại điện tử (TMĐT) là phương thức kinh doanh mới với nhiều tiện lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Bên cạnh ưu điểm thì...
QTO - Trong quá trình phát triển, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt...
QTO - “Chiều nay 27/7, thông tin từ Công an huyện Hải Lăng cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra của đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,...
QTO - Quảng Trị là địa phương tiên phong về trồng rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của quốc tế. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đến nay, tỉ...
QTO - Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp. Cùng...
QTO - Hình ảnh người dân đứng xếp hàng dọc dài theo những tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội để chờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...
QTO - Kết quả giám định pháp y và pháp y tâm thần là nguồn chứng cứ quan trọng trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án. Kết quả này ảnh hưởng không nhỏ đến...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch số 161-KH/ TU (ngày 25/7/2024) thực hiện Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng...
QTO - Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Đối tượng lừa đảo...
QTO - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các chuyên gia để tham vấn lựa chọn 1 di sản văn hóa của tỉnh đưa vào...