{title}
{publish}
{head}
10 năm trôi qua, anh Hồ Văn Hư, ở bản A La, xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn nhớ như in ngày mình xuống thị trấn Krông Klang cách bản làng hơn 70 cây số để nhận bò giống lai sind mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trao tặng cho hộ nghèo. Từ đó, cuộc đời của anh Hư bước sang trang mới, sống có trách nhiệm và hy vọng, bao nhiêu sức lực, tâm huyết anh đổ vào con bò giống đầu tiên. Để rồi, những nỗ lực của anh đã được đền đáp, bằng thời gian và sức lao động, bằng sự cần cù và chịu khó học hỏi của một nông dân đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn.
Anh Hồ Văn Hư (bên trái) với giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Đakrông tặng do có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất -Ảnh: T.H
Từ một con bò...
Hơn 100 cây số ngược ngàn, chúng tôi về A Ngo. Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại như con nước dịu mềm vắt dài ngược lên phía núi. Bản làng Vân Kiều, Pa Kô thấp thoáng giữa núi rừng Trường Sơn.
Bà Hồ Thị Minh, đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho hay: Dân số miền núi tính đến thời điểm 1/1/2024 là 46.765 hộ, 195.620 nhân khẩu; trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 21.926 hộ, 96.922 nhân khẩu (chiếm tỉ lệ 13,3% dân số toàn tỉnh).
Đời sống của đồng bào đã có nhiều thay đổi, nhất là tư duy trong lao động sản xuất, đó là điều đáng mừng. Nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn giỏi, thoát nghèo, biết chia sẻ với cộng đồng kinh nghiệm lẫn vật chất.
Hộ gia đình Hồ Văn Hư là hộ gia đình làm ăn giỏi, tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Đakrông, anh Hồ Văn Hư được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu của bản làng.
Anh Hồ Văn Hư trồng cỏ để nuôi bò - Ảnh: T.H
Ông Hồ Tất Huấn, Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết thêm: A Ngo là xã biên giới, đa số là đồng bào Pa Kô sinh sống, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tính đến tháng 6/2024, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã có hơn 10 ngàn con.
Năm 2014, anh Hồ Văn Hư được hỗ trợ bò giống cái lai sind. Vừa làm quen với con giống mới, anh Hư vừa học hỏi, tìm tòi để có cách chăm sóc phù hợp với giống bò lai. Anh Hư hồ hởi kể: “Nghe Nhà nước cho bò nhưng tới ngày báo đi nhận thì mới biết là được bò rồi, cả đêm ngủ không yên.
Năm giờ sáng thức dậy đi ra huyện, khi cán bộ chỉ con bò của mình thì ôi, lòng sướng dữ. Từ nay có cái để hy vọng thoát nghèo. Hôm đó xe chở bò đi trước, người nhận bò chạy theo sau mà lòng thấy vui”. Loay hoay với con bò giống, chẳng mấy chốc nó đền đáp anh Hư bằng sự cao lớn và khỏe mạnh. Con bò anh Hư nuôi đã trưởng thành, cao hơn những con bò trong bản.
Làm thế nào cho bò sinh sản khi những con bò đực giống bản địa thấp bé không thể giao phối với con bò lai sind này. Mấy đêm liền anh không ngủ, phần lo con bò không đẻ được, phần lo khi người ta nói, nếu nuôi bò không đẻ được thì bán hoặc thịt đi...
...Đến mười ba con bò
Anh Hồ Văn Tập, cán bộ nông nghiệp xã A Ngo là người rõ mọi nguồn cơn của anh Hư. Anh Tập kể: “Hồi đó Hư điện thoại cho tôi, giọng lo lắng lắm, Hư nói làm răng cho bò được đẻ chớ không được bán, không được thịt. Nhà nước cho bò nuôi sinh sản, Hư là đảng viên, phải gương mẫu”.
Trong cuốn sổ nhỏ để ngăn tủ, Hư ghi lại những mốc quan trọng trong cuộc đời mình: Hồ Văn Hư, dân tộc Pa Kô, sinh năm 1989, lấy vợ năm 2007, ở riêng năm 2007, kết nạp Đảng năm 2008, Nhà nước cho bò giống năm 2014, hết hộ nghèo năm 2015, Trưởng ban Mặt trận thôn năm 2021, vợ Hồ Thị Xiêng - đại biểu HĐND xã A Ngo nhiệm kỳ 2021 - 2026...
Anh Hồ Văn Hư bên đàn bò - thành quả từ nỗ lực chăn nuôi của gia đình -Ảnh: T.H
Trách nhiệm với cuộc sống, gương mẫu với vai trò là đảng viên, anh Hồ Văn Hư không ngừng tìm tòi học hỏi để có “con đường” cho mình. Anh tâm sự: “Lúc bò mới đưa về chưa trồng cỏ sữa, Hư lo hung. Sau thì thấy lo không bằng làm nên Hư và vợ chăm sóc con bò thật kỹ nên hắn to. Con bò to cao hơn bò đực tới hai gang tay mãi không nhảy được.
Hồi đó may mà có anh Tập gọi người từ A Lưới, Thừa Thiên Huế về phối giống, bò đẻ con to hung. Vợ chồng Hư nhìn con bò rồi điện thoại cho anh Tập, mừng phát khóc. Mà khi đó Hư khóc rồi, từ một con bò thành hai con bò không khóc răng được”...
Anh Hư vừa chăm sóc bò, vừa cuốc đất trồng cỏ. Từ một đám cỏ sữa đầu tiên vợ chồng Hư nhân giống để được vài trăm mét vuông, giờ diện tích trồng cỏ của Hư đã lên hàng ngàn mét vuông. Từ 1 con bò, vợ chồng anh Hư đã phát triển đàn bò thành 13 con.
Anh Hư chia sẻ: “Con bò của doanh nghiệp quân đội cho sinh được 6 con. Số còn lại là 5 con bò được sinh sản từ bò mẹ mà gia đình tôi đối ứng theo Nghị quyết 162 của HĐND tỉnh Quảng Trị. Nhà nước cho 10 triệu, gia đình thêm 8 triệu để được 1 con bò lai sind cái”.
Cần cù, chia sẻ, phát triển, anh Hồ Văn Hư luôn quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là những người có cùng đam mê trồng cỏ nuôi bò. Anh chia sẻ: “Tôi muốn cùng vài hộ gia đình dồn đổi đất cho nhau, hình thành diện tích lớn để trồng cỏ, nuôi bò”.
Mơ ước về một hợp tác xã bò
Đến A Ngo, nơi Hồ Văn Hư cũng như 108 hộ, 247 nhân khẩu đồng bào Pa Kô bản Pi Rao (nay đổi tên thành Ala) đang ngày đêm cần mẫn lao động sản xuất tận vùng biên cương Tổ quốc, mới thấu hiểu được rằng, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, bên cạnh xây dựng và bảo vệ quê hương thì làm giàu là khát vọng lớn của bà con. Anh Hư bảo, Bác Hồ muốn đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành... việc đó làm được rồi. Giờ mong ước làm giàu, như thế mới xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh hơn.
Nung nấu trong mình ý tưởng “dồn điền đổi thửa”, anh Hư vận động các hộ dân đổi đất đồi, đất rẫy, tập hợp nhau lại để làm chuồng trại, trồng cỏ thành lập điểm chăn nuôi gia súc tập trung. Những người cùng chung chí hướng với anh Hư có Hồ Văn Vuôn, Hồ Văn Sao, Hồ Văn Him...
Anh Hư chia sẻ, đàn bò ngày càng nhiều, gia đình anh từ 1 con bò lên 13 con bò, nhà anh Vuôn 4 con, anh Sao 10 con, anh Him 10 con... nên cần địa điểm chăn nuôi tập trung vừa hỗ trợ được cho nhau về kỹ thuật chăn nuôi, vừa mở rộng được diện tích trồng cỏ.
Đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi tập trung kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn chăn thả rất nhiều. Sợ nhầm bò nhau thì đánh số, in dấu. Anh Hư muốn thành lập hợp tác xã bò trên A Ngo, có tổ chức kinh tế tập thể lớn mạnh mới làm được việc lớn hơn, xóa đói giảm nghèo bền vững hơn.
Vừa lao động vừa chia sẻ kinh nghiệm, anh Hư đặc biệt chú trọng đến cách thức tổ chức sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi. Anh cũng nhận thấy rằng nền kinh tế nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế. “Bà con nông dân thì luôn lam lũ làm nương rẫy trồng cây lúa, cây ngô nhưng năng suất không được cao, nhiều năm mất mùa. Gia đình tôi ngoài chăn nuôi bò còn trồng 5 ha tràm, 2 ha bời lời, 3 ha sắn. Sản xuất nông nghiệp phải “lấy ngắn nuôi dài” mới hiệu quả”, anh chia sẻ.
Với vai trò Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, mỗi lần đi họp ở ủy ban là anh Hư mang báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã về nghiên cứu và nhận thấy, để đời sống bà con được nâng lên, không có con đường nào khác ngoài xây dựng các mô hình kinh tế để tăng thu nhập.
Trên địa bàn xã A Ngo có mô hình chuối tiêu hồng, thu về gần 100 triệu đồng/năm từ bán sản phẩm chuối, lợi nhuận rất cao. Anh luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các thôn khác, hộ khác làm kinh tế giỏi để tuyên truyền cho bà con cách làm hay, sản xuất giỏi nhằm tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là thoát nghèo bền vững.
Tùng Hoa
VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ...
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực hướng về cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng...
QTO - Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai hợp tác với doanh nghiệp (DN) góp phần nâng cao chất lượng đào...
QTO - Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Chi nhánh Ngân...
QTO - Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm...
QTO - Huyện Hướng Hóa có lợi thế khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ, cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc...
QTO - Giữa cuộc sống ngày càng hiện đại, bên cạnh việc mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử, nhiều người, trong đó có một bộ phận người trẻ vẫn giữ...
QTO - Huyện Vĩnh Linh hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 15 xã với gần 99.600 người. Số người trong độ tuổi lao động...
QTO - Thời gian qua, huyện Cam Lộ đã chú trọng việc quy hoạch phát triển chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Qua đó, góp phần tăng...
QTO - Huyện Cam Lộ có địa hình tương đối phức tạp, sông suối ngắn và dốc, khi có mưa lớn nước thường lên nhanh và chảy xiết nên dễ bị chia cắt và nguy cơ...
QTO - Xác định thương mại, dịch vụ là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đô thị trung tâm tỉnh lỵ, thời gian qua thành phố Đông Hà đã có...
QTO - Tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sinh kế giúp hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vươn lên trong cuộc sống....