Cập nhật:  GMT+7

Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường

Gia nhập thị trường là một trong 10 chỉ số thành phần của bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Vì vậy, việc chấm điểm chỉ số này cao hay thấp phản ánh mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với ngành chức năng và chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho họ tham gia thị trường.

Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường

Năm 2022, chỉ số Gia nhập thị trường của Quảng Trị đạt 6,93 điểm, xếp thứ 35/63 tỉnh, thành, giảm 27 bậc so với năm 2021 (năm 2021 đạt 7,43 điểm, xếp thứ 8).

Tại hội nghị phân tích, đánh giá chỉ số PCI năm 2022 vào ngày 9/5/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp cải thiện chỉ số Gia nhập thị trường trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Để làm được điều này cần rà soát thực hiện rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện; tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đi vào hoạt động, đồng thời nắm bắt, xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu thuộc chỉ số Gia nhập thị trường.

Hiện nay, tổng số thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh là 371 thủ tục. Trong năm 2023, toàn tỉnh có 1.612 hồ sơ tiếp nhận và xử lý thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện. Theo báo cáo mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ số liệu tổng hợp của 11/13 sở, ban, ngành thì nhìn chung các đơn vị đều xử lý hồ sơ đúng hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong tổng số 1.109 hồ sơ của các đơn vị gửi về có gần 137 hồ sơ trả bổ sung lần 1, chiếm 12% tổng số hồ sơ được xử lý; có 8 hồ sơ trễ hạn (Sở Tài nguyên và Môi trường 3; Sở Tư pháp 5).

Thời gian qua, một số sở, ngành đã trình UBND tỉnh đơn giản hóa, phân cấp giải quyết một số thủ tục hành chính (TTHC) nhằm rút ngắn thời gian xử lý thủ tục cấp phép kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động.

Công tác cải cách hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông có chuyển biến tích cực nhưng thực tế chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện TTHC như: cán bộ hướng dẫn thủ tục chưa được rõ ràng, đầy đủ; thời gian giải quyết một số hồ sơ còn tương đối dài; hồ sơ ở một số lĩnh vực phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần...

Hiện nay, do tỉnh chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung nên trên 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công các giao dịch về TTHC trước đó.

Tỉ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến toàn trình chưa cao, chưa đạt tối thiểu 50% trên tổng số hồ sơ TTHC (do trình độ sử dụng vi tính của người dân, doanh nghiệp chưa cao; tỉ lệ doanh nghiệp, người dân đã lập hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia rất thấp so với người sử dụng internet; các tính năng để thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình chưa đảm bảo; quá trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử chưa được tối ưu hóa cho người dùng; bất cập trong kết nối dữ liệu, tài khoản và giao diện giữa hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của trung ương và địa phương.

Ngoài ra, việc cam kết bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin chưa được quan tâm đúng mức). Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp của một số cơ quan, đơn vị thiếu chủ động, sáng tạo, năng lực trình độ chuyên môn chưa đồng đều, chưa nhiệt tình, tận tâm trong giải quyết công việc cho doanh nghiệp.

Hiện nay, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh có một số sở gộp quầy tiếp nhận (Khoa học và Công nghệ, Ngoại vụ, Y tế), cử cán bộ của một sở tiếp nhận và hướng dẫn cho 3 sở nên khối lượng công việc nhiều, cán bộ sở này chưa am hiểu TTHC của sở khác nên gặp khó khăn trong hướng dẫn cho doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh trên một số lĩnh vực chưa hoàn chỉnh, còn chồng chéo, vướng mắc chưa phù hợp với thực tế gây khó khăn trong việc áp dụng và tiếp cận trong quá trình quản lý nhà nước cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ am hiểu pháp luật, các chính sách, quy định của Nhà nước và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, còn hạn chế dẫn đến việc thực hiện các quy định hồ sơ, TTHC còn chậm.

Để khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện cấp phép kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất các thủ tục, đi vào hoạt động, qua đó cải thiện chỉ số Gia nhập thị trường cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong việc giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.

Các sở, ngành liên quan cần dựa trên cơ sở các bộ TTHC đã được ban hành để xây dựng các hồ sơ mẫu, niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của tỉnh, trên các trang web của các sở, ngành giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc chép, điền các thông tin theo yêu cầu; tiếp tục rà soát để rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC đến mức thấp nhất có thể.

Đồng thời phân công cán bộ làm đầu mối về thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện đảm bảo cán bộ tại bộ phận một cửa (tiếp nhận và trả kết quả) hướng dẫn kê khai hồ sơ rõ ràng, đầy đủ. Đối với cán bộ xử lý hồ sơ cần hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc thông báo bổ sung hồ sơ; nghiêm cấm các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Tiếp tục cải cách TTHC hướng tới bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc đi đôi với việc phát hiện để loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo; xây dựng, sửa đổi các TTHC theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và kịp thời công khai trên website của các sở, ban, ngành.

Đối với những quầy gộp các sở tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cần xem xét có phương án tối ưu nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết, hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc doanh nghiệp đi lại nhiều lần khi thực hiện các giao dịch về TTHC.

Mai Lâm

Tin liên quan:
  • Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường
    Cần hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số

    Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Quảng Trị cơ bản chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện, trên phạm vi toàn tỉnh theo Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số ở các cấp, các ngành, địa phương và trên nhiều lĩnh vực.

  • Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường
    Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

    Thực hiện Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2021, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.


Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đừng làm qua loa, chiếu lệ

Đừng làm qua loa, chiếu lệ
2024-12-14 05:05:00

QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long