Cập nhật:  GMT+7

Hỗ trợ bảo tồn văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra nhiều hoạt động hỗ trợ mang ý nghĩa thiết thực. Qua đó, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người dân khi họ được thụ hưởng các điều kiện góp phần khôi phục, phát huy những nét văn hóa đặc sắc, lan tỏa hình ảnh đặc trưng của đồng bào DTTS&MN.

Hỗ trợ bảo tồn văn hóa truyền thống

Trung tâm Văn hoá-Điện ảnh tỉnh bàn giao các trang thiết bị văn hoá cơ sở thuộc Dự án 6 cho các thôn, bản tại xã Tà Rụt -Ảnh: M.L

Xã Tà Rụt được xem là “cái nôi” văn hóa của người Pa Kô ở huyện Đakrông. Địa phương rất quan tâm triển khai thực hiện các hoạt động góp phần gìn giữ, phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nhờ vậy, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao truyền thống ở xã phát triển tốt. Tuy nhiên, do là xã vùng đặc biệt khó khăn nên các điều kiện đầu tư trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động này còn rất hạn chế.

Đầu năm 2024, thực hiện Dự án 6, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tiến hành bàn giao các trang thiết bị văn hóa cơ sở cho 7 thôn, bản tại xã Tà Rụt, gồm: mỗi thôn, bản 1 bộ loa kéo, micro... với tổng kinh phí 210 triệu đồng. Phó Chủ tịch UBND xã Tà Rụt Hồ A Duân cho biết: “Trước đây, thiết chế văn hóa tại các nhà văn hóa thôn trên địa bàn xã rất thiếu, nếu có thì cũng đã cũ, hư hỏng không sử dụng được, rất khó khăn mỗi khi tổ chức sự kiện gì ở địa phương.

Vừa qua, 100% thôn trong xã đều được Dự án 6 trang cấp loa máy, micro mới, bà con thuận lợi hơn trong tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao truyền thống. Đặc biệt, nhờ hệ thống loa máy này, nhiều thông tin mới về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được chuyển tải đến người dân kịp thời hơn.

Bà con thường xuyên tập trung ở nhà văn hóa để gặp gỡ, giao lưu, truyền dạy cho nhau cách hát dân ca, sử dụng nhạc cụ truyền thống... góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở các thôn, tạo điều kiện để địa phương xây dựng hình ảnh văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch”.

Do ảnh hưởng nhiều yếu tố của sự phát triển hiện nay mà vấn đề bảo tồn, phát huy văn hóa vùng đồng bào DTTS&MN gặp nhiều khó khăn, một số nét văn hóa tốt đẹp của các DTTS đang có nguy cơ bị mai một... Chính vì vậy, các nội dung của Dự án 6 được xem là giải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn nói trên, tạo động lực để vùng đồng bào DTTS bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

Qua một thời gian triển khai thực hiện, dự án bước đầu đạt nhiều kết quả đáng kể. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị khảo sát nhu cầu và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án. Riêng trong năm 2023, sở chủ trì triển khai nhiều hoạt động như: dẫn đoàn tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung tại tỉnh Bình Định năm 2023 với sự tham gia của 30 nghệ nhân, diễn viên quần chúng người đồng bào DTTS.

Kết quả, tỉnh Quảng Trị đoạt 1 giải A , 4 giải B và 1 giải C. Tổ chức 4 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho 120 học viên tại các xã vùng đồng bào DTTS gồm: A Bung (huyện Đakrông), Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh), Linh Trường (huyện Gio Linh) và Khóm 6, thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa). Xây dựng 1 đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS với nội dung: “Hành trình cây lúa nước của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô”; hỗ trợ xây dựng 25 tủ sách cộng đồng cho các xã tại vùng đồng bào DTTS.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thực hiện việc kiểm kê, khảo sát các giá trị văn hóa DTTS; triển khai hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch và xây dựng 2 pa nô tuyên truyền quảng bá du lịch miền núi, đồng bào DTTS tại huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông, xây dựng và phát sóng chuyên mục du lịch cộng đồng và miền núi.

Các địa phương có đồng bào DTTS Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ cũng rất tích cực triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch như: hỗ trợ nghệ nhân người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến, truyền dạy văn hóa truyền thống trong cộng đồng; xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian; hỗ trợ hoạt động của đội văn nghệ tại thôn, tổ chức tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể.

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS&MN. Tổ chức bảo tồn các lễ hội truyền thống, hỗ trợ trang thiết bị cho các nhà văn hóa, xây dựng nhà văn hóa truyền thống, nhà học tập cộng đồng...

Để việc triển khai Dự án 6 trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, thời gian tới, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của dự án, nâng cao nhận thức, chung tay của cả cộng đồng về bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa vùng đồng bào DTTS.

Thường xuyên khảo sát, nắm bắt tình hình, ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các DTTS và những người làm nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động của dự án. Khơi dậy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tại vùng đồng bào DTTS với những sản phẩm đặc trưng, góp phần chuyển đổi sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng các dân tộc.

Kăn Sương

Tin liên quan:
  • Hỗ trợ bảo tồn văn hóa truyền thống
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát ...

    Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, một số giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang được định hướng xây dựng thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

  • Hỗ trợ bảo tồn văn hóa truyền thống
    Hồ Văn Lý - Người đam mê bảo tồn văn hóa dân tộc

    Trước nguy cơ dân ca và các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình bị mai một dần và có thể mất hẳn, ông Hồ Văn Lý, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa dành nhiều thời gian học hỏi, nghiên cứu, chế tác nhạc cụ cho đến thực hành và truyền dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống, góp phần vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc Vân Kiều ở địa phương.

  • Hỗ trợ bảo tồn văn hóa truyền thống
    Chung tay bảo tồn bản sắc văn hóa ở Hà Lệt

    Hà Lệt là thôn duy nhất của xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa có 100% dân số là người dân tộc Vân Kiều. Những năm qua, bà con nơi đây luôn đoàn kết trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Qua đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KT - XH ở vùng biên giới.


Kăn Sương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khai trương Võ đường Phúc Thịnh Nguyên

Khai trương Võ đường Phúc Thịnh Nguyên
2024-06-09 13:25:00

QTO - Sáng nay 9/6, tại TP. Đông Hà, Võ đường Phúc Thịnh Nguyên tổ chức khai trương và nhận quyết định công nhận thành viên của Liên đoàn Karate tỉnh Quảng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long