{title}
{publish}
{head}
Công tác điều dưỡng cho người có công (NCC) là một trong những nội dung quan trọng của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với sự hy sinh, mất mát của những NCC. Thực hiện nhiệm vụ này, trong những năm qua, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh tổ chức đưa đón, chăm sóc NCC chu đáo, đúng quy định, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với NCC trong và ngoài tỉnh.
Người có công được Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh tổ chức tham quan di tích ở TP. Huế -Ảnh: H.N
Trở về từ chuyến điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh vào tháng 7/2024, đến nay ông Nguyễn Hữu Chỉnh (sinh năm 1952), ở huyện Hướng Hóa vẫn còn đọng lại nhiều niềm vui. Đây là chuyến nghỉ dưỡng đầu tiên của ông Chỉnh tại trung tâm này. Ông Chỉnh là bệnh binh 2/3, mất sức lao động 65%. Trước đây ông là lính Sư đoàn 473 (từ năm 1973-1982), sau đó chuyển qua Sư đoàn 384 (từ năm 1982-1989) cho đến ngày nghỉ hưu.
Chia sẻ về kỳ điều dưỡng vừa qua, ông Chỉnh nói: Ở trung tâm điều dưỡng NCC nào, chúng tôi đều được chăm sóc theo đúng chế độ. Tuy nhiên, ấn tượng của tôi khi lần đầu tiên đến Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh đó là sự chu đáo, gần gũi của cán bộ, nhân viên ở đây. Đối với người già như chúng tôi, mỗi bữa ăn nghe có người hỏi có ngon miệng không, sau mỗi giấc ngủ dậy nghe câu hỏi có ngon giấc không là rất xúc động. Tuy thời gian ở đây chỉ 7 ngày nhưng lúc chia tay, chúng tôi thực sự quyến luyến”.
Đó cũng là cảm nhận chung của nhiều NCC khi đến với Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ công tác điều dưỡng tập trung đối với NCC trên địa bàn tỉnh, những năm qua, trung tâm luôn phối hợp chặt chẽ với Phòng Người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh, các phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố tổ chức đưa đón và thực hiện công tác điều dưỡng tập trung đối với NCC theo đúng quy định.
Từ năm 2021-2023, có 2.619 lượt NCC và thân nhân đã tham gia điều dưỡng tập trung trong và ngoài tỉnh, trong đó điều dưỡng tập trung trong tỉnh là 1.155 lượt người; điều dưỡng tập trung ngoài tỉnh là 1.464 lượt người.
Bình quân mỗi năm tỉnh tổ chức điều dưỡng tập trung cho 870 lượt NCC trong và ngoài tỉnh. 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh tổ chức 3 đợt với 371 NCC đi điều dưỡng tập trung ngoại tỉnh; 2 đợt trong tỉnh với số lượng 73 người.
Để nâng cao chất lượng phục vụ, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh đã xây dựng kế hoạch điều dưỡng khoa học, hợp lý. Đến với trung tâm, NCC được phục vụ, chăm sóc, phục hồi sức khỏe với các trang bị hiện đại. Chế độ ăn uống được xây dựng khoa học, hợp lý; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục - thể thao được chú trọng để nâng cao đời sống tinh thần cho NCC. Phương châm “đối tượng ở đâu nhân viên ở đó” là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của mỗi đợt điều dưỡng tại trung tâm.
Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Nguyễn Đặng Hưng cho biết: “Không chỉ chăm sóc, phục vụ đối tượng NCC trên địa bàn, những năm qua trung tâm còn đón các đoàn NCC ở các tỉnh, thành phố như: Lâm Đồng, An Giang, Quảng Nam... Ngoài việc phục vụ tại chỗ, chúng tôi đã tổ chức các buổi tham quan di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh và thành phố Huế để nâng cao đời sống tinh thần cho NCC”.
Cũng theo ông Hưng, do đối tượng NCC đến nghỉ dưỡng tại trung tâm đều lớn tuổi, có người bị ảnh hưởng bởi bom đạn chiến tranh nên sức khỏe yếu, tâm tính có lúc thất thường. Vì vậy, trung tâm phải bố trí những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, đủ khả năng đảm nhiệm công việc điều trị, điều dưỡng. Cán bộ hộ lý, y tế được đào tạo từ trung cấp y tế trở lên thường xuyên theo dõi, chăm lo ăn uống, vệ sinh phòng, nhà ở và hướng dẫn phục hồi chức năng cho NCC
Công tác điều dưỡng NCC có ý nghĩa rất thiết thực. Theo chia sẻ của ông Chỉnh, mỗi đợt đi điều dưỡng, ngoài việc nâng cao sức khỏe, đây còn là dịp ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc, giao lưu, gặp gỡ đồng đội và thăm lại chiến trường xưa... Nhờ đó, sức khỏe và tinh thần của những NCC được nâng lên rõ rệt, giúp họ tiếp tục sống vui, sống khỏe, sống thọ, sống có ích, tiếp lửa cho thế hệ trẻ tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây cũng là việc làm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Tuy nhiên, thời gian qua công tác điều dưỡng tập trung đối với NCC chưa đạt kế hoạch đề ra (hằng năm chưa đạt 50% kế hoạch chỉ tiêu giao). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc vận động, tuyên truyền về công tác điều dưỡng tập trung đến NCC ở một số địa phương chưa thực hiện đồng bộ. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng.
Đa số NCC nằm trong nhóm người cao tuổi, nhiều bệnh nền, sức khoẻ yếu nên không thể đi điều dưỡng tập trung. Bên cạnh đó, do đời sống khó khăn nên một số NCC không đi điều dưỡng tập trung để hưởng chế độ điều dưỡng tại nhà. Các địa điểm điều dưỡng quá quen thuộc, trong khi đó tâm lý của NCC không muốn đi điều dưỡng nhiều lần tại một địa điểm...
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác điều dưỡng tập trung cho NCC, Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố và các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động theo hướng đổi mới nội dung và hình thức.
Chú trọng quảng bá hình ảnh, chất lượng phục vụ của Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như các nền tảng số. Chuyển tải đầy đủ thông tin về các chế độ chính sách ưu đãi, quyền lợi, dịch vụ ở cơ sở điều dưỡng đến với NCC trên địa bàn, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Đề ra chỉ tiêu người điều dưỡng tập trung hằng năm, xem đây là tiêu chí đánh giá mức hoàn thành công việc, thi đua khen thưởng của các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
"Đối với trung tâm, trong quá trình thực hiện điều dưỡng, chúng tôi sẽ tích cực tương tác, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tượng NCC. Thông qua tương tác sẽ tạo sự gần gũi, chia sẻ để tiếp thu ý kiến đóng góp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ”, ông Hưng cho biết.
Hoài Nam
QTO - Báo Quảng Trị - Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) vừa phối hợp tổ chức trao tặng 1.500 suất quà tết, mỗi suất 600.000 đồng tiền mặt với tổng trị giá...
QTO - Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, rất nhiều người thông báo trên các trang mạng xã hội về kế hoạch sản xuất và cung ứng món ăn truyền thống như: giò...
QTO - 15 năm qua, Chi hội Võ thuật cổ truyền huyện Gio Linh đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ, phát huy tinh...
QTO - Sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Đakrông, tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, ở thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông luôn ấp ủ...
QTO - Danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ tiếp sức đến trường năm 2024 (đợt 2)
QTO - Nghỉ hè là thời điểm nhiều bạn trẻ tranh thủ tham gia học các khóa ngoại ngữ vừa để củng cố kiến thức, vừa trau dồi các kỹ năng cho môn học này. Nắm...
QTO - Với tinh thần xung kích, tình nguyện, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp sát thực và phù hợp, đem...
QTO - Sống ở miền quê còn nhiều khó khăn, người dân huyện Gio Linh đều có chung giấc mơ an cư lạc nghiệp. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, mong muốn an...
QTO - Là người dân tộc Vân Kiều, cả cuộc đời gắn bó với bản làng vùng cao Hướng Hóa, già làng Hồ Vai (74 tuổi), ở thôn Làng Vây, xã Tân Long luôn là người...
QTO - Danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ tiếp sức đến trường năm 2024 (đợt 1)
QTO - Trong cuộc sống hằng ngày không thể tránh khỏi những xung đột, va chạm, mâu thuẫn nhưng không phải ai cũng có thể giữ được sự điềm tĩnh và có cách...
QTO - Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến giới. Xác định được vai trò, ý nghĩa đó, Dự án 8 tăng cường công tác truyền...