
{title}
{publish}
{head}
QTO - Với tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, bằng tấm lòng tri ân đối với thế hệ cha anh đi trước, cán bộ, nhân viên Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội (ĐDNCC&BTXH) đóng tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã luôn năng động, sáng tạo đưa ra nhiều giải pháp tốt nhất, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho những thương, bệnh binh, người có công (NCC) với cách mạng, cũng như làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội.
Tri ân thế hệ đi trước
Những ngày này, hơn 30 người là thương binh, NCC với cách mạng đang có những ngày nghỉ thoải mái trong sự chăm sóc tận tình của cán bộ Trung tâm ĐDNCC&BTXH. Trao đổi với chúng tôi trong căn phòng đầy đủ tiện nghi, ông Nguyễn Hữu Hùng, thương binh hạng 4/4, ở tại thôn Mai Lộc 1, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ cho biết, đây là lần đầu tiên ông được đến điều dưỡng tại Trung tâm. Ấn tượng đầu tiên của ông là sự chăm sóc ân cần chu đáo, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, khuôn viên thoáng đãng, hệ thống máy móc phục hồi chức năng hiện đại. Được thăm khám, kiểm tra, tư vấn về sức khỏe, chế độ ăn, tập luyện. Ở đây, vừa được nghỉ ngơi, chăm sóc, bồi dưỡng, vừa được cùng đồng đội, đồng chí ôn lại kỷ niệm xưa và tâm sự, chia sẻ những điều trong cuộc sống hiện tại. Gần 1 tuần điều dưỡng tại đây ông thấy sức khỏe của mình tăng lên rõ rệt.
![]() |
Thăm khám kiểm tra sức khỏe các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện thường xuyên - Ảnh: L.A |
Không chỉ thuyết phục được NCC trong tỉnh, các nhân viên tại Trung tâm còn để lại ấn tượng cho NCC ngoài tỉnh bằng sự niềm nở, nhiệt tình. Ông Phạm Minh Tuấn, NCC đến từ tỉnh An Giang bộc bạch, ông đã đi điều dưỡng ở một số tỉnh nhưng chưa có nơi nào để lại cảm giác gần gũi giống người nhà như tại Quảng Trị. Sự đón tiếp niềm nở, ân cần ngay khi vừa bước xuống xe sau chặng đường dài làm ai cũng ấm lòng. Trong 7 ngày điều dưỡng tại đây, các hoạt động được Trung tâm tổ chức đều hết sức ý nghĩa. Lúc ra về, tất cả thành viên trong đoàn đều lưu luyến.
Xác định công tác điều dưỡng, chăm sóc NCC là một nhiệm vụ chính trị mang tính nhân văn cao cả, thể hiện sự tri ân đối với thế hệ đi trước đã hy sinh một phần xương máu và tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Do vậy, mỗi cán bộ, nhân viên điều dưỡng, phục vụ, nhà ăn… của Trung tâm đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, phục vụ với thái độ ân cần, niềm nở và thân thiện. Các trang thiết bị đời sống vật chất và tinh thần như phòng luyện tập thể dục thể thao, phòng phục hồi chức năng, hội trường phục vụ sinh hoạt tập thể, nhà ăn, phòng nghỉ dưỡng… đều được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ của công tác điều dưỡng./
Để NCC được chăm sóc tốt nhất, Trung tâm thường xuyên đổi mới, bổ sung, hoàn thiện quy trình tổ chức, hoạt động. Thời gian điều dưỡng tại Trung tâm, NCC được khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn tập thể dục trong phòng tập, phục hồi chức năng với các trang thiết bị, máy móc hiện đại, phù hợp. Trong mọi sinh hoạt, NCC được chăm sóc chu đáo từ những việc rất nhỏ. Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao, tắm biển, nói chuyện thời sự; đưa NCC đi tham quan, tìm hiểu các địa danh lịch sử, văn hóa…
Phó Giám đốc Trung tâm ĐDNCC&BTXH Lê Anh Minh cho biết, sau một thời gian bị ảnh hưởng do COVID-19, năm 2022 này, theo kế hoạch sẽ có 420 NCC đến điều dưỡng tại Trung tâm. Đến nay, đã tổ chức điều dưỡng được cho 165 người. Mọi chế độ đối với NCC đều được Trung tâm chi trả, phục vụ đầy đủ theo quy định. Ngoài tổ chức điều dưỡng luân phiên cho NCC với cách mạng trên địa bàn tỉnh, Trung tâm còn liên kết điều dưỡng với các địa phương khác như An Giang, Lâm Đồng. Hầu hết NCC về điều dưỡng tại Trung tâm đều bày tỏ sự hài lòng về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên. “Trung tâm luôn ý thức sâu sắc và nỗ lực để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc, điều dưỡng cho đối tượng thương, bệnh binh và NCC với cách mạng nhằm bù đắp phần nào những khó khăn, mất mát của họ”, ông Minh khẳng định.
Ấm áp trong ngôi nhà chung
Song song với công tác điều dưỡng NCC, Trung tâm ĐDNCC&BTXH hiện đang là mái ấm của 51 NCC với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội. Bao gồm, 3 thương binh hạng 1/4, 13 người già, người khuyết tật không nơi nương tựa và 35 trẻ em mồ côi cha mẹ.
Thời gian qua, công tác chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng luôn được Trung tâm triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt; thường xuyên quan tâm đến chế độ, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng như ăn, ở, sinh hoạt, rèn luyện và phục hồi chức năng. Ngoài ra, Trung tâm còn tiếp nhận thêm các đối tượng lang thang cơ nhỡ, đối tượng bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em cần bảo vệ khẩn cấp.
![]() |
Người có công được phục hồi chức năng với các trang thiết bị, máy móc hiện đại - Ảnh: L.A |
Gắn bó với Trung tâm hơn 25 năm, bà Tạ Thị Thanh (80 tuổi), thương binh hạng 1/4 cho biết: “Ở Trung tâm chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm cả về vật chất và tinh thần. Không những có điều kiện sinh hoạt rất tốt, môi trường sống trong lành, phòng ở thoải mái, thoáng mát và tiện nghi phù hợp với điều kiện sinh hoạt của tuổi già. Mà các thế hệ cán bộ, công nhân viên Trung tâm còn xem chúng tôi như người thân. Hằng ngày, đều có người đến thăm khám, động viên. Những đêm trái gió, trở trời bệnh tình tái phát, các y, bác sĩ không quản ngại khó khăn, vất vả, canh trực, chăm sóc tận tình”.
Còn đối với bà Nguyễn Thị Thảo (75 tuổi), từ lâu Trung tâm đã là mái ấm, còn các cán bộ, nhân viên của Trung tâm là người thân của mình. Bà Thảo là đối tượng người già không nơi nương tựa, được đưa vào đây nuôi dưỡng, chăm sóc. Theo bà Thảo, hơn 15 năm sinh sống ở Trung tâm bà thấy khá thoải mái, yên tâm hơn, bởi mọi thứ đã có cán bộ Trung tâm hỗ trợ. “Lúc mới vào, Trung tâm rất khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Những năm gần đây được sự quan tâm của cấp trên nên cơ sở vật chất và điều kiện rất tốt. Các chế độ được hưởng đúng, đủ, đội ngũ y, bác sĩ ở đây nhiệt tình chăm sóc”, bà Thảo cho biết thêm.
Gần 15 năm gắn bó với công tác chăm sóc người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, điều dưỡng Nguyễn Thị Khánh Linh chia sẻ: “Qua từng năm, tuổi tác của các thương binh, người già ở đây ngày càng cao. Vì vậy, những bệnh nền về huyết áp, tim, gan, thận… cũng tăng theo. Trong những đợt bệnh nặng phải lên tuyến trên điều trị, Trung tâm đều cử cán bộ đi cùng chăm sóc cho đến khi họ có sức khỏe tốt nhất. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều đối tượng đặc biệt gồm thương binh nặng, người già không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi nên cán bộ tại Trung tâm cũng khá vất vả. Số lượng viên chức, người lao động ít, tổng cộng cả Trung tâm chỉ có 20 người nên khi các cụ đau ốm chúng tôi phải thay nhau trực đêm chăm sóc. Ngoài đồng lương thì không được hỗ trợ gì. Tuy vậy, chúng tôi luôn nỗ lực cố gắng tạo môi trường thân thiện để các cụ, các em yên tâm như ở nhà”.
Phó Giám đốc Trung tâm ĐDNCC&BTXH Lê Anh Minh cho biết, trong những năm qua, việc chăm sóc nuôi dưỡng NCC, đối tượng bảo trợ xã hội luôn được Trung tâm triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt; thường xuyên quan tâm đến chế độ, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng cho đối tượng như ăn, ở, sinh hoạt, rèn luyện và phục hồi chức năng; bổ sung thường xuyên áo quần, giày dép, sách vở cho các cháu đến trường.
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí nhằm nâng cao thể chất và tinh thần cho người già và các cháu. Bên cạnh đó, Trung tâm còn triển khai các hoạt động tăng gia sản xuất để giáo dục ý thức lao động và cải thiện thêm bữa ăn hằng ngày.
Lê An
Công tác điều dưỡng cho người có công (NCC) là một trong những nội dung quan trọng của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thể hiện lòng tri ân sâu ...
Những năm qua, cùng với nỗ lực phấn đấu, tập trung phát triển KT-XH, tỉnh Quảng Trị luôn xác định công tác thương binh, liệt sĩ, người có công (NCC) là nhiệm ...
Những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách và người có công (NCC) với cách mạng được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân ...
Sáng nay 1/11, UBND tỉnh làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam để thảo luận về phương án thiết kế xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã ...
Vượt qua khó khăn, thời gian qua, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh đã nỗ lực làm tốt nhiệm vụ, góp phần thể hiện sự tri ân sâu sắc đối ...
Ngày 23/9/2024, Bộ LĐTB&XH có Công văn 4452/BLÐTBXH-CTE thực hiện quy định của pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Hiện nay, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội (NKT,NNDC/ DI0XIN&BTXH) huyện Triệu Phong có 18 hội cơ sở xã, thị trấn, 72 chi hội ...
Mất sức lao động, bệnh tật đeo bám, di truyền qua nhiều thế hệ, kinh tế khó khăn… là hoàn cảnh chung của nhiều nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam. Thấu hiểu ...
QTO - Những năm gần, chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên (không dùng thuốc) được nhiều người lựa chọn. Đây không chỉ là cách chữa bệnh bền vững, an toàn mà...
QTO - Liên quan đến một vụ thuốc giả lớn vừa bị cơ quan chức năng phát hiện gần đây, mặc dù ngành y tế cho biết thuốc giả chưa xâm nhập vào các cơ sở khám...
QTO - Bà Nguyễn Thị Con, năm nay 94 tuổi hằng ngày vẫn ngồi đó trong căn nhà nhỏ ở thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong. Không ít lần bà ngồi...
QTO - Bà Lê Thị Mót năm nay 90 tuổi, ở thôn Nam Tây, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, là người còn sống duy nhất trong 26 bà mẹ của tỉnh Quảng Trị được Chủ tịch...
QTO - Chồng mất đột ngột vì tai nạn giao thông, chị Nguyễn Thị Hiên (sinh năm 1980), ở thôn Lâm Cao, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh phải một mình nuôi dạy 2...
QTO - Công tác tín dụng chính sách xã hội (CSXH) được xem là “trụ cột” quan trọng trong chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đối với địa bàn TP. Đông...
QTO - Trong 6 tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, ngành y tế đã huy động mọi nguồn lực...
QTO - Thời gian gần đây, Bộ Y tế liên tục có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để người dân hiểu, đồng thuận và đi...