{title}
{publish}
{head}
Vượt qua khó khăn, thời gian qua, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh đã nỗ lực làm tốt nhiệm vụ, góp phần thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những người đã không tiếc mồ hôi, xương máu cho Tổ quốc. Tuy nhiên, để phát huy cao nhất vai trò của trung tâm, chỉ riêng việc khơi dậy nội lực là chưa đủ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trò chuyện với ông NGUYỄN ĐẶNG HƯNG, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh.
- Trước tiên, xin cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Quảng Trị. Được biết, thời gian qua, nhiều người có công trong và ngoài tỉnh đã chọn trung tâm làm địa chỉ tin cậy để đến điều dưỡng, nghỉ ngơi. Theo ông, điều gì đã làm nên tín hiệu đáng mừng này?
- Từ lâu, cán bộ, nhân viên Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh luôn xác định thực hiện tốt công tác điều dưỡng người có công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Lao độngThương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), những năm qua, trung tâm không ngừng đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch điều dưỡng khoa học, hợp lý, giúp người có công được chăm sóc, phục vụ tốt nhất. Cùng với đó, trung tâm tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại; xây dựng, áp dụng chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tư vấn sức khỏe; thông tin thời sự, tình hình KT - XH đến người có công... Với phương châm: ”Đối tượng ở đâu, nhân viên ở đó”, lãnh đạo, nhân viên trung tâm quán triệt nguyên tắc phục vụ và làm việc một cách tận tình, chu đáo từ khâu đón tiếp, đến chăm sóc sức khỏe, thư giãn, giải trí... Chúng tôi luôn tích cực tương tác, tạo sự gần gũi, sẻ chia đối với người có công.
Ngoài nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh còn có nhiều ”điểm cộng” khác. Trung tâm có tổng diện tích 3,37 ha, nằm gần biển Cửa Việt với bầu không khí trong lành. Khu điều dưỡng của trung tâm có 40 phòng nghỉ dành cho đối tượng chính sách với trang thiết bị đầy đủ. Ngoài ra, trung tâm còn có phòng chờ, phòng đọc sách, phòng vật lý trị liệu, phòng tập vận động, hội trường, nhà ăn... Đội ngũ viên chức của trung tâm hiện có 24 người, trong đó có cả y, bác sĩ. Vì thế, người có công hoàn toàn yên tâm, tin tưởng khi đến đây.
Người có công được khám sức khỏe thường xuyên trong quá trình điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh - Ảnh: T.L
- Trong quá trình nỗ lực không ngừng để hoàn thiện, đổi mới, điều gì khiến các cán bộ, nhân viên Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh còn trăn trở, thưa ông?
- Từ khi bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2021 đến nay, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh đã thu hút nhiều người có công. Một số đoàn người có công đến từ các tỉnh như: An Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam... đã tin tưởng, lựa chọn trung tâm làm điểm đến. Sau khi đoàn trở về, chúng tôi nhận được những phản hồi rất tích cực. Đó là niềm vui, động lực để chúng tôi cố gắng hơn. Tuy nhiên, một điều khiến lãnh đạo, nhân viên rất trăn trở là số lượng người có công đến với trung tâm còn ít, chưa tương xứng với quy mô, nhân sự, năng lực...mà trung tâm có. Hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực để tháo gỡ, giải quyết vấn đề này.
- Vậy, ông có thể cho biết đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?
- Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 16.975 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Tuy nhiên, số lượng người có công ở các địa phương đăng ký đi điều dưỡng còn hạn chế. Nếu tính lượng người tham gia thực tế, con số còn ít hơn. Trung bình hằng năm, trung tâm phục vụ điều dưỡng cho khoảng 600 người có công cả trong và ngoài tỉnh.
Thực tế, đa số người có công đã tuổi cao, sức yếu, có bệnh nền, thường xuyên ốm đau... Vì thế, dù muốn nhưng một số người không thể đi điều dưỡng. Mặt khác, vì điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều trường hợp quyết định không đi điều dưỡng, ở nhà để hưởng chế độ. Một số người có công chưa nắm rõ thông tin về chế độ điều dưỡng; nơi điều dưỡng; quyền lợi của mình... Về phía trung tâm, do nguồn kinh phí điều dưỡng còn hạn chế, chúng tôi vẫn chưa thể đầu tư, triển khai một số dự định, kế hoạch như mong muốn. Cũng vì thiếu kinh phí nên công tác tuyên truyền, giới thiệu về trung tâm chưa có chiều sâu, chưa tiếp cận được với một số người có công.
- Thời gian tới, trung tâm sẽ làm gì để thu hút nhiều hơn người có công đến điều dưỡng?
- Trước tiên, chúng tôi sẽ thường xuyên phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người có công đến nghỉ ngơi, điều dưỡng thông qua các hội nghị, diễn đàn, buổi đối thoại, tư vấn ở cơ sở... Cùng với đó, trung tâm sẽ in ấn, biên soạn các tờ rơi, áp phích giới thiệu thông tin về đơn vị mình và những hoạt động liên quan. Nhân viên của trung tâm sẽ trực tiếp đến tư vấn, phát tờ rơi tại các điểm phát lương định kỳ hằng tháng ở các địa phương, nơi có đối tượng chính sách, người có công tập trung đông để quảng bá, giới thiệu về trung tâm, hoạt động điều dưỡng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tích cực phát huy hiệu quả của internet, mạng xã hội vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá.
Bên cạnh chú trọng công tác tuyên truyền, Trung tâm Điều dưỡng thương binh và Bảo trợ xã hội cũng sẽ tập trung triển khai các giải pháp quan trọng khác như: tích cực tương tác, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công, tạo cho họ cảm giác gần gũi, ấm cúng; đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ; xây dựng các tour, tuyến để đưa người có công đến các danh lam thắng cảm, di tích lịch sử, địa chỉ đỏ; kết nối với trung tâm ở các địa phương khác để hỗ trợ nhau nâng cao hiệu quả phục vụ, điều dưỡng người có công...
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sức mình thì chưa đủ, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp từ các cấp, ngành, đơn vị liên quan. Tin tưởng rằng, nếu nhận được sự tiếp sức, trung tâm sẽ vượt qua mọi khó khăn, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong công tác chăm sóc, điều dưỡng người có công.
- Xin cảm ơn ông!
Tây Long (thực hiện)
QTO - Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ tuyển sinh đại học từ năm 2025 có nhiều thay đổi, đòi hỏi học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 năm nay có sự chuẩn...
QTO - Năm học 2023-2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Quảng Trị là một trong các địa phương trên toàn tỉnh triển khai thí điểm, đưa chương...
QTO - Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã triển khai hiệu quả Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã...
QTO - Nhận định tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tích ở trẻ em, vì thế thời gian qua, các cấp chính...
QTO - Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) đến các xã có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên...
QTO - Năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đặt mục tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt tỉ lệ bao phủ từ 96% dân số trở lên. Ngay từ...
QTO - Thời gian qua, bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao (VHTT - TDTT) thành phố Đông Hà đã triển khai...
QTO - Công tác tuyển sinh quân sự (TSQS) hằng năm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm lựa chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn toàn diện về chính...
QTO - Mặc dù từ đầu năm 2024 đến nay, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh và các cấp, ngành, lực lượng chức năng trong tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải...
QTO - Nước sạch là nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, thế nhưng nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở nhiều xã miền núi thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa và...
QTO - Đó là câu chuyện của chị Trần Thị Phương (sinh năm 1969), hiện đang sống tại thôn Trường Trí, xã Hải Thái, huyện Gio Linh. Hơn 24 năm nuôi con một...
QTO - Nhiều năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Vĩnh Linh đã trở thành điểm sáng trong công tác khuyến học,...