
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thậm chí nhiều người còn bày tỏ lo ngại về khủng hoảng lương thực ở những nơi không ngờ tới trên toàn thế giới.
Nga và Ukraine là hai trong số những nhà sản xuất lúa mì, ngô, lúa mạch và dầu hướng dương lớn nhất thế giới. Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới và chiến tranh đã dẫn đến việc gián đoạn xuất khẩu. Các lệnh trừng phạt đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng, làm tăng giá thực phẩm và giảm nguồn dự trữ.
Ảnh minh họa: Japan Times.
Gián đoạn trong thu hoạch mùa màng, thiếu hụt nguồn cung phân bón đã đẩy giá lương thực lên cao. Kể từ khi Nga phát động chiến tranh ở Ukraine , giá lúa mì thế giới tăng 21%, lúa mạch tăng 33% và một số loại phân bón tăng giá gần 40%. Cả Nga và Ukraine đều là những nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu – loại nguyên liệu được sử dụng làm bánh mì, mì ống… Ngũ cốc còn được dùng trong thức ăn cho gia súc, điều này đồng nghĩa với việc giá thịt gà và thịt lợn cũng sẽ tăng.
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, các nước Trung Đông và Bắc Phi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mì và lúa mạch từ Ukraine và Nga. Ngô là mặt hàng quan trọng đối với các thị trường ở Đông Á, châu Âu trong khi dầu hướng dương được phân phối trên khắp thế giới. Theo đánh giá của giới chuyên gia, giá lương thực cao cùng với tình trạng thiếu nguồn cung đang đặt gánh nặng lên những người vốn dĩ đã thiếu đói và đang phải vật lộn hàng ngày để kiếm tiền ăn.
Mối nguy tiềm ẩn
Những nơi như Iraq, Ai Cập và Lebanon đặc biệt dễ bị tổn thương. Do nhiều quốc gia phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ Ukraine và Nga là các quốc gia đa số theo đạo Hồi nên tình hình có thể còn khó khăn hơn trong điểm tháng lễ Ramadan – thường là thời điểm tiêu thụ thực phẩm cao hơn. Một số nguồn ước tính, tiêu thụ bánh mì trong tháng Ramadan thường tăng hơn 60%.
Vì hầu hết các nước nhập khẩu đều thuộc nhóm các nước đang phát triển, nên việc tăng giá có thể ảnh hưởng nặng nề đến người nghèo. Mặc dù xung đột Nga - Ukraine đã ngay lập tức có tác động tiêu cực đến giá lương thực, nhưng ảnh hưởng trung và dài hạn vẫn chưa thể đánh giá được hết.
Đối với các nước không thuộc châu Âu, xung đột có vẻ xa vời, nhưng trong một thế giới liên kết với nhau, tác động của mọi sự kiện lớn đều có thể cảm nhận được gần như ngay lập tức ở những nơi khác. Xung đột Nga-Ukraine cũng đã làm gián đoạn hoạt động thương mại dầu mỏ, khí đốt và than đá trên thế giới, khi phương Tâp áp các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga - một trong những nước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch chính. Mọi biến động gia tăng của giá nhiên liệu hóa thạch đều đẩy lạm phát lương thực lên cao ở các nước nhập khẩu ròng như Ấn Độ và hầu hết các nước kém phát triển nhất.
Lần thứ ba trong vòng 12 năm, thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực mà không có giải pháp lâu dài nào trong tầm tay. Theo Chương trình Lương thực Thế giới, mỗi đêm có 690 triệu người trên thế giới phải nhịn đói đi ngủ. Nạn đói vốn nhức nhối ở các nước thu nhập trung bình và thấp (còn được gọi là các nước kém phát triển) đã trở nên tồi tệ hơn khi đại dịch Covid-19 phá hủy sinh kế của người nghèo ở nhiều quốc gia.
Giờ đây, những tác động trực tiếp và gián tiếp của cuộc xung đột Nga – Ukraine thậm chí còn đe dọa khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Sự tăng giá của các mặt hàng lương thực ảnh hưởng nhiều nhất, nghiêm trọng nhất đến các nước đang phát triển, trong đó lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề đến tầng lớp người nghèo và trung lưu trên toàn cầu. Hậu quả rõ rệt có thể thấy ở Sri Lanka, Pakistan, một số vùng của Ấn Độ, châu Phi…
Tình trạng thiếu lương thực do xung đột cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội, trong đó các nước phát triển chịu ít ảnh hưởng hơn so với các nước đang phát triển.
Trong khi các nền kinh tế phát triển có thể hấp thụ chi phí cao hơn và tìm kiếm các giải pháp thay thế thì các nền kinh tế đang phát triển “mắc kẹt với một số lựa chọn ngoài việc chi trả cho một hóa đơn lớn hơn”. Chi phí nhiên liệu tăng đồng nghĩa với việc phải trả nhiều tiền hơn cho hệ thống sưởi và xăng dầu ngay cả khi một số người, đặc biệt là ở Trung Đông và Bắc Phi, phải vật lộn với khó khăn để có được những mặt hàng đáp ứng nhu cầu cơ bản cho cuộc sống hàng ngày.
"Dân chúng sẽ phản ứng khi họ đói... Khi giá thực phẩm tăng cao đến mức họ không thể trả được tiền thuê nhà", Catherine Bertini, cựu giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo./.
Hùng Cường/VOV.VN Tổng hợp
VOV.VN - Cuộc xung đột ở Ukraine được giới chuyên gia nhận định sẽ gây ra những tác động dài hạn đến tương lai quan hệ quốc tế từ dòng chảy năng lượng cho đến ...
(Tin Tức) - Làn sóng phẫn nộ đã gia tăng trên khắp Đông Âu, khi nhiều nông dân ở khu vực này cho rằng tình trạng nhập khẩu dư thừa ngũ cốc giá rẻ từ Ukraine ...
(Tin Tức) - Xung đột ở Ukraine đã gây ra sự đổ vỡ tồi tệ nhất trong quan hệ giữa Nga và phương Tây kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
VOV.VN - Cuộc xung đột ở Ukraine có thể đang bước vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn khi chiến tuyến không còn là trọng tâm giao tranh, mà thay vào đó là ...
VOV.VN - Vì sao Nga quyết định rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và liệu các bên sẽ có động thái gì tiếp theo nhằm đảm bảo vai trò thiết yếu của thỏa thuận ...
VOV.VN - Ngày 22/12, Tổng thống Nga Putin tuyên bố muốn chấm dứt xung đột tại Ukraine. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng mở ra hy vọng mang lại hòa bình ...
(Tin Tức) - Vòng đàm phán cuối cùng giữa Nga và Ukraine tiến hành ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3/2022, nhưng được bắt đầu với “màn chào đón lạnh ...
(TG&VN) - Các bộ trưởng ngoại giao thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và nhiều khách mời đang ‘tụ hội’ ở New Delhi ...
Ngày 12/7, Ba Lan đã có động thái quân sự quyết liệt khi điều động máy bay chiến đấu và nâng cao mức sẵn sàng phòng không để bảo vệ không phận sau các cuộc không kích vào...
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines - Theresa Lazaro nhấn mạnh quan điểm của Philippines là không nên mất quá nhiều thời gian trong hoàn tất COC.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ về các vấn đề song phương có thể diễn ra vào cuối mùa hè này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang...
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã đề nghị gặp Tổng thống Nga và Ukraine trong nỗ lực chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.