
{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Vòng đàm phán cuối cùng giữa Nga và Ukraine tiến hành ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3/2022, nhưng được bắt đầu với “màn chào đón lạnh lùng” và kết thúc không kết quả. Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có tuyên bố hiếm hoi về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng với Ukraine.
Phái đoàn Nga (trái) và Ukraine tại cuộc đàm phán ở vùng Gomel, Belarus ngày 28/2/2022. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Cụ thể, phát biểu tại cuộc họp báo ở Kyrgyzstan ngày 9/12, Tổng thống Putin cho biết Nga có thể phải đạt được thỏa thuận với Ukraine để chấm dứt chiến tranh trong tương lai, đồng thời thừa nhận có những vấn đề nảy sinh trong việc huy động hàng trăm nghìn lính nghĩa vụ tham gia chiến đấu.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 6/12 nói rằng kết quả chấm dứt một cuộc xung đột phải là một thỏa thuận hòa bình công bằng và lâu dài. Tuy nhiên, người phát ngôn nhấn mạnh Nga không nhìn thấy triển vọng đàm phán nào vào lúc này.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko tuyên bố Moskva không đưa ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho các cuộc đàm phán với Ukraine, nhưng Kiev phải thể hiện thiện chí.
Theo ông Dmitry Polyansky - Phó đại diện thường trực thứ nhất của Liên bang Nga tại Liên hợp quốc, Nga hoàn toàn hoan nghênh cơ hội giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine một cách hòa bình trên bàn đàm phán, nhưng họ vẫn buộc phải tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt.
"Chúng tôi muốn các mục tiêu của chiến dịch quân sự này đạt được thông qua các biện pháp hòa bình và điều đó là có thể”, nhà chức trách khẳng định.
Ông Polyansky nhắc lại Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố Nga sẵn lòng chấm dứt cuộc chiến Ukraine trên bàn đàm phán.
"Nhưng tất nhiên, điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua việc giải quyết gốc rễ sâu xa của vấn đề. Đối với Ukraine là không gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào trong tương lai cho Nga. Còn bây giờ những gì chúng tôi thấy hoàn toàn ngược lại. Ukraine hoàn toàn đi sai hướng. Vì vậy, tôi e rằng điều duy nhất mà chúng tôi phải làm là tiếp tục chiến dịch quân sự. Chúng tôi không chỉ chiến đấu với Ukraine mà còn đối phó với vũ khí của NATO”, ông Polyansky giải thích.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẵn sàng đối thoại nhưng “chỉ khi một tổng thống khác lên nắm quyền”.
Tháng 11, Trưởng đoàn đàm phán của Ukraine David Arakhamia tuyên bố các cuộc đàm phán giữa hai bên có thể bắt đầu lại vào “nửa cuối năm 2023”. Khi trả lời về khả năng nối lại đàm phán, nhà lập pháp Arakhmia ám chỉ: “Vào thời điểm các cuộc bầu cử bắt đầu diễn ra ở cả Nga và Mỹ, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra đâu đó trong nửa cuối năm sau”.
Ông Arakhamia khẳng định Kiev sẵn sàng đảm bảo an ninh cho Nga trong trường hợp nước này đưa quân rời khỏi Ukraine và bồi thường thiệt hại.
Trong bối cảnh kịch bản tương lai về kinh tế ở châu Âu và Mỹ trở nên tồi tệ hơn, ngày càng có nhiều lời kêu gọi, bao gồm từ Mỹ, hối thúc Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán để sớm chấm dứt xung đột.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan kêu gọi Tổng thống Zelensky tiếp tục mở các kênh đàm phán.
Trong một bài viết trên báo Washington Post ngày 6/11, giới chức Mỹ thừa nhận rằng chính việc ông Zelensky loại trừ khả năng đối thoại với Tổng thống Nga Putin đang gây ra lo ngại ở các khu vực châu Âu, châu Phi và châu Mỹ Latinh - vốn là những khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình xung đột tại Ukraine, khi giá lương thực và năng lượng tăng vọt.
Phương Tây cho rằng một kịch bản xung đột kéo dài và không có hồi kết không chỉ gây nhiều tổn thất mà còn khiến các nước này gặp thách thức trong việc hỗ trợ quân sự, tài chính cho Kiev và tìm nguồn thay thế bền vững đối với dầu khí Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh dù không bao giờ kêu gọi Ukraine nhượng bộ, nhưng nếu Kiev đặt ra những điều kiện cho một thỏa thuận hòa bình, thì ông sẵn sàng trở thành trung gian, trao đổi với Tổng thống Nga Putin.
Bảo Hà/Báo Tin tức (tổng hợp)
VOV.VN - Theo tờ Bild, mặc dù tuyên bố ủng hộ Ukraine đến cùng, nhưng Mỹ và Đức được cho là có kế hoạch “bí mật” thúc đẩy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ...
(VTC News) - Theo tờ Bild của Đức, Washington và Berlin đang thực thi chính sách nhằm thúc đẩy Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với Nga, chấm dứt xung đột.
Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình với Nga để chấm dứt xung đột Ukraine bằng cách đưa những yếu tố chiến lược liên quan ...
VOV.VN - Pháp, Đức và Vương quốc Anh đã đề xuất một kế hoạch phòng thủ mới giữa NATO và Ukraine. Đằng sau đề xuất này có thể là một nỗ lực thúc đẩy đàm phán ...
VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, lập trường của Moscow về việc đàm phán với Ukraine vẫn không thay đổi.
VOV.VN - Tự vũ khí không đem lại hòa bình ở Ukraine. Chỉ có mở rộng đàm phán với sự tham gia của Mỹ, Nga, cũng như EU cùng những ích lợi thấy rõ thì mới bảo ...
(Vietnam+) - Tổng thống Nam Phi đã đưa ra ý tưởng về sứ mệnh hòa bình châu Phi với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong ...
VOV.VN - Ngày 22/12, Tổng thống Nga Putin tuyên bố muốn chấm dứt xung đột tại Ukraine. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng mở ra hy vọng mang lại hòa bình ...
QTO - Việc đồng USD liên tục trượt giá trong thời gian gần đây đang tạo ra những hiệu ứng trái chiều trên thị trường tài chính quốc tế. Trong khi một số...
QTO - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, trong đó đáng chú ý hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,8%...
VOV.VN - Ngày 15/12, chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong 30 ngày nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng chính trị leo thang chưa từng có tại quốc gia Nam...
QTO - Ủy ban Giám sát kiểm toán các công ty đại chúng Hoa Kỳ (PCAOB) ngày 15/12 thông báo lần đầu tiên họ có toàn quyền thực hiện các cuộc điều tra đối với...
QTO - Vào ngày 16/12, một trận lở đất tại một khu cắm trại du lịch ở Malaysia khiến hai người thiệt mạng và 51 người khác có thể đã bị vùi lấp tại một...
VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 14/12 đã tổ chức thảo luận mở về chủ đề “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Định hướng mới cho cải tổ chủ nghĩa đa phương”.
VOV.VN - Khoản cam kết đầu tư 10 tỷ euro vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) công bố tại Thượng đỉnh EU-ASEAN được tổ chức lần đầu...
(Tin Tức) - Ngày 15/12, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi khẳng định cơ quan này sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn chương trình hạt...