{title}
{publish}
{head}
Nhiều quốc gia ưu tiên mua vũ khí của Seoul do giá cả hợp lý cũng như tốc độ giao hàng nhanh.
Trong bối cảnh thế giới bị bủa vây bởi những biến động, căng thẳng địa chính trị, Hàn Quốc đang thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, xuất khẩu vũ khí ra toàn thế giới.
Bất chấp những đánh giá tiêu cực về ngành công nghiệp này, với những quan điểm cho rằng đây là ngành góp phần làm bùng phát chiến tranh, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lại nhấn mạnh công nghiệp quốc phòng là ngành công nghiệp hòa bình, góp phần giúp Seoul khẳng định giá trị quốc gia vào việc gìn giữ an ninh, trật tự toàn cầu, bảo vệ các đồng minh khỏi những mối đe dọa tiềm tàng.
Trước đây, xuất khẩu của Hàn Quốc chủ yếu dựa vào chất bán dẫn, ô tô hay văn hóa thông qua hoạt động của các nhóm nhạc Kpop. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công ty quốc phòng của nước này đã ngày càng khẳng định vị thế trên toàn cầu bằng việc ký kết nhiều thỏa thuận mang tính bước ngoặt.
Vũ khí Hàn Quốc đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia. Ảnh: Nikkei Asia
Tại sự kiện Hanwha, ông Yoon cho biết một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ có thể vừa củng cố an ninh quốc gia, vừa thúc đẩy nền kinh tế đất nước bằng việc tạo ra việc làm.
Không chỉ là cường quốc về công nghệ như chip và pin, Hàn Quốc hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 9 thế giới, với sản lượng xuất khẩu tăng 74% trong giai đoạn 2018-2022. Năm 2022, ông Yoon đặt mục tiêu đưa nền xuất khẩu vũ khí Hàn Quốc đứng thứ tư thế giới vào năm 2027.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc là nhằm đối phó với các rủi ro an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài kho vũ khí hạt nhân, dưới thời lãnh đạo Kim Jong Un, Triều Tiên còn thử nghiệm các loại vũ khí tiên tiến và tinh vi. Năm ngoái, Bình Nhưỡng đã đưa vệ tinh trinh sát đầu tiên vào quỹ đạo. Hồi tháng 1, nước này tuyên bố phóng thử thành công một tên lửa tầm trung nhiên liệu rắn mới có đầu đạn siêu thanh, cũng như đưa vào thử nghiệm hệ thống máy bay không người lái dưới nước có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Trước những hiểm họa tiềm tàng, Hàn Quốc thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất vũ khí khổng lồ, tăng cường tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nước ngoài, cũng như tạo dựng danh tiếng về khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng một cách nhanh chóng và ổn định.
Điều này càng có ý nghĩa trọng yếu trong bối cảnh nhiều cuộc xung đột trên thế giới đang làm gia tăng nhu cầu đạn pháo trên toàn cầu.
Euan Graham, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói với Nikkei Asia: “Hàn Quốc có cơ sở hạ tầng công nghiệp hoàn thiện, do vậy họ có thể nhanh chóng cung cấp vũ khí cho các quốc gia đang có nhu cầu. Bên cạnh đó, giá cả phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân thu hút khách hàng tiềm năng đến với Hàn Quốc”.
Vào tháng 12, Hanwha Aerospace, chi nhánh của tập đoàn Hanwha, đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 2,6 tỷ USD để cung cấp 152 khẩu pháo tự hành K9 cho Ba Lan trước năm 2027. Chính phủ Ba Lan cho biết xung đột gia tăng tại châu Âu đã thôi thúc họ tăng cường sức mạnh quân sự.
Gần đây, Korea Aerospace Industries cũng ký thỏa thuận trị giá hơn 1 tỷ USD để cung cấp máy bay trực thăng chiến đấu cho quân đội Hàn Quốc. Công ty này cũng đang nỗ lực sản xuất máy bay chiến đấu KF-21 trong năm nay, một phần trong dự án trị giá 178 triệu USD kéo dài 10 năm.
Trong khi đó, LIG Nex1 sẽ xuất khẩu tên lửa đất đối không tầm trung (M-SAM II) sang Ả Rập Saudi, một phần của thỏa thuận trị giá 3,2 tỷ USD được công bố đầu tháng này. Công ty này gần đây đã công bố thỏa thuận với Hyundai Rotem để chia sẻ dữ liệu hướng đến mục tiêu giành được nhiều hợp đồng hơn tại Trung Đông.
Những công ty trên thường có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các giao dịch của họ được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố rộng rãi.
Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang đối diện với những thách thức nhất định. Chẳng hạn, Đạo luật Ngoại thương của nước này, được thông qua vào năm 1957, cấm xuất khẩu vũ khí sẽ được sử dụng trong các vùng chiến sự. Ngoài ra, lập trường thận trọng của Seoul đối với xung đột tại Ukraine cũng ngăn cản nước này cung cấp các mặt hàng quân sự cho các bên liên quan.
An Thái (Theo Nikkei Asia)
QTO - Có thể eo biển Hormuz - điểm trung chuyển dầu mỏ và khí đốt quan trọng từ Trung Đông đến nhiều nước trên thế giới sẽ bị phong tỏa.
QTO - Các cuộc đụng đột giữa Israel với các nhóm phiến quân như: Hamas hay Hezbollah đã đẩy Trung Đông đến bờ vực, gây ra thảm họa nhân đạo tại Gaza cũng...
QTO - Theo vị quan chức này, Kiev sẽ đánh bại Moscow nếu được chuyển giao toàn bộ số vũ khí hạng nặng từ các quốc gia thành viên EU.
QTO - Trước mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, nhiều nơi trên thế giới đã xem việc xây dựng đô thị xanh, thông minh và bền vững là vấn đề cấp...
VOV.VN - Ngày 22/2 tiếp tục có hàng nghìn nông dân Séc và Slovakia tập trung biểu tình ở nhiều tuyến đường khu vực biên giới nhằm phản đối tình trạng khủng hoảng giá sản phẩm...
VOV.VN - Khi xung đột vũ trang Nga – Ukraine sắp tròn 2 năm, châu Âu có lẽ phải tự hỏi mình những câu hỏi nghiêm túc về một cuộc xung đột bất ngờ nổ ra ngay ở biên giới của...
QTO - Nhiều nền kinh tế mới nổi đang thực hiện các khoản vay với lãi suất ở mức cao so với thị trường.
QTO - Vào hôm thứ Ba, Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả Nga như một “cỗ máy chiến tranh” với việc có thể đánh bại bất kỳ kẻ xâm lược hùng mạnh nào...
QTO - Nhiều quốc gia cho rằng động thái phủ quyết của Washington đang tạo điều kiện cho Israel tiếp tục công kích vào Gaza.
VOV.VN - Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt nhằm vào Moscow, nhưng nền kinh tế Nga vẫn đứng vững. Khi cuộc xung...
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21/2 đã bày tỏ quan ngại về tình hình nhân đạo tại Dải...
QTO - Theo dữ liệu tại kho dự trữ khí tổng hợp (AGSI), dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu hiện đang ở mức kỷ lục theo mùa trong vòng 5 năm, với trữ lượng...