{title}
{publish}
{head}
Bằng nhiều việc làm, mô hình khác nhau nhưng điểm chung của nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Hải Lăng là luôn nêu cao tính tiên phong, gương mẫu và thầm lặng chung tay, góp sức cống hiến xây dựng quê hương.
Chi hội trưởng CCB năng động trong phát triển kinh tế
Ở tuổi 70, ông Lê Anh Đình, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Thiện Đông, xã Hải Định, huyện Hải Lăng vẫn nhiệt huyết với công tác hội cũng như cần mẫn với công việc làm ăn của mình. Ông Đình từng là Xã đội phó du kích địa phương từ năm 1972-1975 với nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại địa phương.
Ông Đình kể, sau giải phóng ông được cử đi học lý luận chính trị ở Đà Nẵng, sau đó trở về địa phương công tác tại HTX Tiền Phong, rồi chuyển qua làm cán bộ Huyện đoàn. Năm 1985 ông là Bí thư Huyện đoàn Triệu Hải cho đến năm 1991, khi chia tách huyện thì ông nghỉ về lại làm cán bộ HTX Tiền Phong thêm khoảng 5 năm nữa. Với phẩm chất của một cán bộ HTX năng động, ông Đình khá nhạy bén trong phát triển kinh tế.
Khoảng năm 1996, dồn hết vốn liếng và vay mượn thêm, vợ chồng ông Đình mua chiếc máy cày MTZ50 về phục vụ người dân làm đất sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là một trong số ít những chiếc máy làm đất cơ giới hiện diện trên cánh đồng Hải Lăng thời bấy giờ. Việc làm ăn thuận lợi, đến năm 2000, vợ chồng ông mua liền 2 chiếc máy cày đất khá hiện đại L2600 để mở mang dịch vụ làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đến năm 2011, ông Đình tiếp tục mở mang ngành nghề kinh doanh, dốc vốn mua thêm 1 chiếc xe ben, 1 xe tải, 1 máy múc, 1 xe ô tô 7 chỗ... phục vụ hoạt động kinh doanh. Song song đó, ông đầu tư máy móc sản xuất bờ lô và kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng.
CCB Lê Anh Đình ở cơ sở sản xuất, kinh doanh của gia đình - Ảnh: Đ.V
Dẫu tuổi đã khá cao nhưng hiện nay ông Đình vẫn quán xuyến rất tốt việc sản xuất, kinh doanh của gia đình. Ông và người con trai vừa nhận san ủi mặt bằng cho các công trình, đào hồ, san lấp, tháo dỡ nhà cửa, tường rào... vừa nhận cung cấp vật liệu xây dựng cho công trình thủy lợi, nhà dân, lăng mộ, tường rào.
Nhờ có uy tín trong kinh doanh, cơ sở của gia đình ông Đình làm ăn ngày càng thuận lợi, đạt doanh thu hằng năm khá cao. “Vượt qua mấy năm bị COVID-19 khá khó khăn, đến nay cơ sở của gia đình tôi đã hồi phục, ổn định trở lại. Tuy chưa thể bằng nhiều năm trước đây nhưng hiện sau khi trừ các chi phí, cơ sở của gia đình tôi có thu nhập từ 200- 300 triệu đồng/năm”, ông Đình vui vẻ cho hay.
Không chỉ vui mừng vì việc làm ăn thuận lợi, cơ sở của ông Đình còn tạo việc làm quanh năm cho 4 lao động với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Ở địa phương vùng trũng vốn còn nhiều khó khăn như Hải Định thì sự năng động, dám nghĩ, dám làm với mô hình phát triển kinh tế khá mới mẻ của ông Đình thật sự đáng ghi nhận. Với những nỗ lực và đóng góp của mình, ông Lê Anh Đình được tuyên dương là CCB gương mẫu huyện Hải Lăng năm 2024.
Biến nhà mình thành “bảo tàng lịch sử cách mạng” thu nhỏ
CCB Hoàng Chiến Sỹ, 69 tuổi ở thôn Câu Hà, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng đã dành phần lớn diện tích ngôi nhà của mình làm “bảo tàng” thu nhỏ với ước nguyện làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Trong không gian khoảng hơn 50 m2 , ông đã trang trọng làm gian thờ Bác Hồ và trưng bày tổng cộng khoảng hơn 200 hiện vật, tư liệu, tranh, ảnh do ông sưu tầm được. Những tư liệu được ông trưng bày theo từng khu vực rõ ràng gắn với từng nội dung, giai đoạn lịch sử khác nhau như: về các vị lãnh tụ cách mạng, các chiến dịch lớn của quân và dân ta trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến trường biên giới phía Bắc...
Ông Sỹ là chiến sĩ thuộc Đoàn ca khúc chính trị thuộc Trung đoàn 9, Sư đoàn 320, Quân đoàn 2 từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam và chiến trường biên giới phía Bắc từ năm 1977- 1982. Trong một lần tham gia hội diễn toàn quốc vào năm 1980 ở Hà Nội, ông có dịp tham quan Bảo tàng Quân đội và mê mẩn trước những tư liệu, hiện vật lịch sử mà ông vốn rất đam mê.
CCB Hoàng Chiến Sỹ trong “bảo tàng lịch sử cách mạng mini” mà ông dành nhiều tâm huyết xây dựng nên - Ảnh: Đ.V
Sau nhiều năm rời quân ngũ, trở về địa phương ông Sỹ đề xuất xã xây dựng một bảo tàng lịch sử cách mạng để giáo dục thế hệ trẻ. Tuy vậy, do điều kiện của địa phương khó khăn nên không thực hiện được. Nhưng dự định lập một bảo tàng lịch sử cách mạng vẫn luôn đau đáu trong tâm khảm ông Sỹ. Những tháng ngày sau đó, ông đạp xe rông ruỗi khắp nhiều địa điểm, di tích lịch sử trong tỉnh như: Dốc Miếu, tuyến đường Hồ Chí Minh, huyện Vĩnh Linh, Thành Cổ Quảng Trị... để vừa tìm hiểu cặn kẽ lịch sử cũng như sưu tầm những tư liệu cần thiết.
Đến năm 2012, ông Sỹ chính thức dành căn phòng khách lớn trong căn nhà ba gian của gia đình để hiện thực hóa xây dựng “bảo tàng mini”, bước đầu trưng bày các tư liệu, tranh, ảnh sưu tầm được. Một thời gian ngắn sau, ông dành hẳn các gian còn lại của ngôi nhà để làm khu trưng bày, mở rộng bảo tàng.
“Tư liệu, hình ảnh cần sưu tầm nếu ở trong tỉnh thì tôi tự đi chụp lại, nếu ở các tỉnh xa thì nhờ đồng đội cũ, bạn bè chụp lại gửi qua Email, Zalo. Đến nay “bảo tàng” của tôi đã có gần như đầy đủ tư liệu, hình ảnh tiêu biểu về các chiến dịch lịch sử như: Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh, Thành Cổ Quảng Trị, Đường 9 Nam Lào... tạm thời cơ bản hoàn thành tâm nguyện xây dựng bảo tàng”, ông Sỹ chia sẻ.
Ngoài ra, ông Sỹ còn phục chế, trưng bày một số hiện vật như súng AK, quân trang bộ đội, biểu tượng ngọn lửa ở Thành Cổ Quảng Trị, tượng đài Trung đội Mai Quốc Ca... Hầu hết các hiện vật được ông trưng bày trang trọng và bảo quản cẩn thận trong khung gỗ, hộp kính do ông tự tay làm.
Toàn bộ chi phí xây dựng “bảo tàng” được ông trích từ tiền bán cây mai vàng do ông trồng và do con cái cho ông hay các đoàn tham quan ủng hộ. Từ nhiều năm nay, “bảo tàng lịch sử cách mạng” của ông Sỹ đã trở thành “địa chỉ đỏ” tham quan, tìm hiểu lịch sử của nhiều đoàn học sinh, người dân trong và ngoài huyện.
Bản thân ông Sỹ cũng trở thành hướng dẫn viên cho các đoàn đến tham quan; ông cũng là người kể chuyện lịch sử cách mạng, kể về các chiến dịch tại trường học hoặc dịp địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống...
“May mắn là vợ thấu hiểu, các con đều có cuộc sống ổn định và ủng hộ hết mình nên tôi mới thực hiện được tâm nguyện của mình. Hiện vật thì vẫn còn nhưng sức mình có hạn, nên tôi ước ao nếu có điều kiện sẽ xây dựng thêm một căn phòng để trưng bày các hiện vật, tư liệu cho đầy đủ hơn”, ông Sỹ bày tỏ.
Hiếu Giang
QTO - Khắc sâu lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, cộng đồng các dân...
QTO - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 31 xã, thị trấn với 20.999 hộ, 93.673 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ 14% dân số toàn tỉnh, gồm 2 cộng đồng dân tộc...
QTO - Ngày Dân số Thế giới 11/7/2024, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc lựa chọn chủ đề: “Kỷ niệm 30 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân...
QTO - Không giàu sang về vật chất, thế nhưng vợ chồng ông Bùi Đức Đặng (sinh năm 1958) và bà Phan Thị Hiếu (sinh năm 1966), hiện đang sống tại thôn Hà My,...
QTO - Đến các xã nông thôn mới (NTM) hôm nay, cảm nhận chung của chúng tôi là sự thay đổi diện mạo các vùng nông thôn một cách rõ nét. Ở đó, các địa phương...
QTO - Song song với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337 đóng tại huyện Hướng Hóa luôn tích cực...
QTO - Trên con đường học tập, em Trần Nhật Linh (sinh năm 2002), trú tại Khu phố 1, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từng đứng trước nhiều...
QTO - Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày lập lại tỉnh 1/7/1989 đến nay, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị đã không ngừng...
QTO - Nhiệm kỳ qua, Chi đoàn Báo Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, làm sáng đẹp thêm hình ảnh những nhà báo trẻ tuổi năng...
QTO - Sau 9 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bổ sung chủ tịch UBND cấp xã vào thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng...
QTO - Nhà bà Nguyễn Thị Tính nằm cuối con hẻm chật hẹp, ngoằn ngoèo ở Khu phố 3, Phường 1, TP. Đông Hà. Bà Tính thường ví cuộc đời thiếu suôn sẻ, gần như...
Thư ngỏ chung tay thực hiện Chương trình “Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường”