
{title}
{publish}
{head}
QTO - Cuộc chay đua vũ trang và nỗ lực tăng cường viện trợ của phương Tây cho Ukraine đã đẩy giá vũ khí tăng gấp cả chục lần.
Theo Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Thụy Điển Michael Claesson, tình trạng thiếu hụt đạn dược ở châu Âu cũng như cuộc chạy đua viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga đã khiến cho giá vũ khí tăng vọt.
Phát biểu tại đài truyền hình quốc gia Thụy Điển Sveriges Radio vào hôm thứ Ba, ông Michael Claesson cho biết xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến nhu cầu vũ khí tăng đột biến trong thời gian ngắn, kéo theo giá tăng cao.
Giá vũ khí đã tăng gấp 10 lần trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn. Ảnh: RT
“Tôi sẽ không đưa ra con số chính xác, nhưng giá cả đạn dược đã tăng từ 5-10 lần so với thời điểm trước xung đột. Không chỉ đạn dược mà các trang thiết bị quân sự khác cũng vậy” – Ông cho biết.
Theo vị quan chức trên, đạn cho pháo tự hành Archer 155 mm của Thụy Điển đã đắt gấp 8 lần so với năm 2021. Lý giải về sự gia tăng này, ông cho biết phần lớn bắt nguồn từ cuộc chay đua vũ khí lớn đang diễn ra tại Thụy Điển và một số quốc gia châu Âu khác.
“Tất cả những điều này đã thúc đẩy nhu cầu về vũ khí cũng như sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các quốc gia. Tương tự như việc mọi người phải xếp hàng để mua đồ vậy” – Ông cho biết.
Đối với vấn đề mua sắm vũ khí vào cuối tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson thừa nhân rằng nước này đang rơi vào thế khó do không chỉ phải hỗ trợ cho Ukraine mà còn quan tâm đến an ninh quốc gia. Tính đến tháng 12, Stockholm đã cung cấp cho Kiev 2,2 tỷ USD viện trợ quân sự.
Hôm Chủ nhật, phát biểu trong Hội nghị xã hội và quốc phòng tại Thụy Điển, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh châu Âu cùng hợp tác đẩy mạnh sản xuất vũ khí.
Trong khi đó, các quan chức Moscow đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Kiev, coi đây là động thái chỉ khiến góp phần kéo dài cuộc xung đột, cũng như gia tăng gánh nặng về thuế cho người dân. Vào tháng 10, Thư ký Báo chí Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết năng lực sản xuất đạn dược của phương Tây là có hạn và các nước này sẽ phải tốn nhiều thời gian để có thể huy động các nguồn lực liên quan, điều có thể làm phát sinh một số xung đột trong xã hội”.
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba thừa nhận các quốc gia phương Tây đang mệt mỏi khi xung đột kéo dài, đồng thời cho biết các cuộc phản công của Kiev không đạt được hiệu quả nhanh chóng cũng như những thắng lợi mang tính quyết định. Moscow nhận định rằng nỗ lực phản công của Kiev đã thất bại toàn diện, với việc đã mất khoảng 160.000 binh sĩ trong các đợt giao tranh chỉ trong vòng sáu tháng gần đây.
An Thái (Theo RT)
VOV.VN - Cuộc xung đột ở Ukraine khiến các chuyên gia lo ngại một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới sẽ bùng nổ sau khi nỗ lực hạn chế số lượng vũ khí này trong ...
Ước tính, chỉ 30% trong số vũ khí của phương Tây cung cấp cho Ukraine đến được tiền tuyến, theo Đài RT (Nga).
VOV.VN - Tình trạng thiếu vũ khí có thể buộc các nước châu Âu đứng trước lựa chọn khó khăn khi phải cân bằng giữa sự ủng hộ cho Ukraine và nhu cầu an ninh của ...
Theo vị quan chức này, Kiev sẽ đánh bại Moscow nếu được chuyển giao toàn bộ số vũ khí hạng nặng từ các quốc gia thành viên EU.
Vũ khí phương Tây hỗ trợ cho Kiev sẽ nhanh chóng bị quân đội Nga phá hủy?
VOV.VN - Ngày 16/2, Phó đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Maxim Buyakevich cho biết, việc phương Tây tăng cường cung ...
Konstantin Gavrilov, người đứng đầu phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí, cho biết kho vũ khí của Ukraine đã cạn kiệt ...
VOV.VN - Câu hỏi đặt ra hiện này là liệu phương Tây có cung cấp cho Kiev mọi thứ họ cần để giành lại lãnh thổ hay không? Nếu cuộc phản công của Ukraine không ...
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ về các vấn đề song phương có thể diễn ra vào cuối mùa hè này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang...
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
QTO - Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã tạm lắng sau lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng bất đồng sâu sắc về hạt nhân,...
Với tỷ lệ 50/50 và lá phiếu quyết định của Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Vance, Thượng viện Mỹ vừa thông qua siêu dự luật mang tên “Một đạo luật vĩ đại và tuyệt vời” do...
(Tin Tức) - Ngày 10/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết yêu cầu lực lượng Houthi ở Yemen chấm dứt ngay lập tức các vụ tấn công nhằm vào tàu...