Cập nhật:  GMT+7

Gắn kết cộng đồng: Hướng đi du lịch bền vững

Du lịch Quảng Trị không chỉ nổi tiếng với những hang động kỳ vĩ mà còn có những giá trị văn hóa cộng đồng độc đáo. Để khai thác hiệu quả tiềm năng này, biến du lịch thành đòn bẩy phát triển bền vững, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc địa phương thì việc gắn kết cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia làm du lịch là việc làm cần thiết nhằm phát triển du lịch bền vững.

Khi người dân làm du lịch

Những năm gần đây, du lịch trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Việc phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cộng đồng đã được các cấp, ngành, địa phương chú trọng. Đặc biệt, đối với người dân địa phương, du lịch cộng đồng được coi là loại hình du lịch mang lại sự phát triển bền vững, là cơ hội nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương.

Gắn kết cộng đồng: Hướng đi du lịch bền vững

Người dân bản Hà Lẹc chuẩn bị ẩm thực cho du khách khi đến tham quan.

Tại bản Hà Lẹc, xã Kim Ngân, hoạt động của tổ du lịch văn hóa cộng đồng (DLVHCĐ) phụ nữ Bru-Vân Kiều đã mang lại một sức sống mới cho bản làng nơi đây. Hiện, tổ đang ký kết hợp tác với Bang Onsen Spa & Resort để đón khách đến trải nghiệm thực tế giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực của người Bru-Vân Kiều.

Tổ trưởng tổ DLVHCĐ Hồ Thị Hà chia sẻ: Tuy mới thành lập từ cuối năm 2024 nhưng bước đầu cho thấy mô hình hoạt động khá hiệu quả. Tổ được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn kỹ năng làm du lịch, giới thiệu văn hóa truyền thống, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương. Ngoài ra, địa phương cũng đã quan tâm vận động bà con giữ gìn cảnh quan, môi trường để thu hút khách đến với bản làng.

Đến với bản Hà Lẹc, du khách được nghe, thưởng thức các làn điệu dân ca của người Bru-Vân Kiều, tục mời rượu, khám phá không gian nhà sàn, thưởng thức các món ăn dân dã, đặc trưng của người dân nơi đây, như: Măng rừng, đọt mây, bắp chuối, gà bản địa, cá lúi, tôm, cua đá...Đặc biệt, du khách còn được trải nghiệm làm và thưởng thức món bánh Ayơh với cách thức chế biến đơn sơ, mộc mạc nhưng gửi gắm tình cảm của đồng bào Bru-Vân Kiều đối với du khách gần xa.

Chị Hồ Thị Hà, bản Hà Lẹc cho biết: Từ khi thành lập tổ DLVHCĐ, người dân chúng tôi có thêm thu nhập. Mong thời gian tới, các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh khâu quảng bá để khách tới bản nhiều hơn, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng phục vụ du khách để người dân chúng tôi có thể làm du lịch tốt hơn.

Nếu bản Hà Lẹc là một ví dụ điển hình về du lịch cộng đồng gắn với văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì đội thuyền du lịch Phong Nha, xã Phong Nha lại là một mô hình nổi bật về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.

Ra đời từ những ngày đầu khi du lịch Phong Nha mới phát triển, đội thuyền là nơi tập hợp hàng trăm hộ gia đình sinh sống tại địa phương có kinh nghiệm chèo thuyền để đưa đón khách du lịch. Hoạt động của đội thuyền được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp dưới sự quản lý của Trung tâm Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng và UBND xã Phong Nha.

Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng Lê Chiêu Nguyên cho biết: Đội thuyền hiện có khoảng 800 người, hoạt động dưới sự sắp xếp, điều phối thuyền đưa đón khách tham quan một cách công bằng và có tổ chức. Quy trình là du khách mua vé thuyền tại quầy vé tập trung của trung tâm, sau đó, ban điều hành tại bến sẽ sắp xếp thuyền phục vụ theo thứ tự, bảo đảm tất cả các thuyền đều có lượt chở khách và có thu nhập công bằng. Cơ chế này giúp xóa bỏ tình trạng chèo kéo, ép giá, tạo nên một môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

Để du lịch ngày càng phát triển, cần phải có các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo ra một "bệ đỡ" vững chắc, giúp du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng ở Quảng Trị phát triển đúng hướng, chuyên nghiệp và thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho người dân.

Cơ hội và thách thức

Gắn kết cộng đồng trong du lịch là một trong những giải pháp góp phần phát triển du lịch bền vững, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập mà còn gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, khi làm du lịch, người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều và thiếu chuyên nghiệp; nhiều điểm du lịch do người dân vận hành còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Việc đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp ngoại ngữ, xử lý tình huống, quản lý tài chính... cho bà con vẫn còn hạn chế.

Điều này đôi khi dẫn đến những trải nghiệm chưa trọn vẹn cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế có yêu cầu cao. Đặc biệt, hoạt động du lịch ở Quảng Trị thường tập trung vào một số tháng cao điểm mùa hè khiến thu nhập của người dân không ổn định, gây khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Gắn kết cộng đồng: Hướng đi du lịch bền vững

Du khách trải nghiệm làm bánh Ayơh và thưởng thức các làn điệu múa hát của người Bru-Vân Kiều.

Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Minh Tuân cho biết: Thực tiễn triển khai tại nhiều địa phương, muốn du lịch phát triển bền vững thì cần có sự đồng hành chặt chẽ giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và du khách.

Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò định hướng chiến lược, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động du lịch; xây dựng mô hình, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội; phát triển sản phẩm và quảng bá điểm đến.

Doanh nghiệp là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Người dân là chủ thể của văn hóa bản địa, là người trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ.

Còn khách du lịch là chủ thể cung cấp những phản hồi, góp ý chân thành về chất lượng dịch vụ để giúp các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cải thiện, chia sẻ những trải nghiệm tích cực của mình qua truyền miệng, mạng xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến một cách tự nhiên và hiệu quả.

Ngoài ra, để du lịch cộng đồng ở Quảng Trị phát triển hơn nữa cần xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí chung về chất lượng cho các điểm đến du lịch như: Vệ sinh, an toàn thực phẩm, tiện nghi tối thiểu và thái độ phục vụ...; khuyến khích các hộ kinh doanh ứng dụng công nghệ số trong quản lý đặt phòng, quảng bá điểm đến du lịch trên các nền tảng trực tuyến (website, mạng xã hội, ứng dụng du lịch) để tiếp cận du khách hiệu quả hơn...

Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa của người dân địa phương một cách nguyên bản, du khách đến đây không chỉ là xem biểu diễn mà là cùng sống, cùng ăn, cùng tham gia trải nghiệm văn hóa từ chính người bản địa. Cần các làng du lịch cộng đồng có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu, biến những khó khăn thành cơ hội để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo như mô hình du lịch cộng đồng ở xã Tân Hóa (cũ), nay là xã Kim Phú.

Thanh Hoa

Tin liên quan:
  • Gắn kết cộng đồng: Hướng đi du lịch bền vững
    Để du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững

    Trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn là một trong những dòng sản phẩm du lịch chủ đạo. Quảng Trị là tỉnh nông nghiệp và 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nên du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới đang trở thành xu hướng được quan tâm, góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu quan trọng: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng nông thôn mới bền vững.

  • Gắn kết cộng đồng: Hướng đi du lịch bền vững
    Gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới

    Hiện nay, nhu cầu du lịch về tìm một không gian thanh tịnh để thư giãn, trải nghiệm ngày càng tăng cao nên du lịch xanh, du lịch sinh thái gắn liền với nông thôn những năm gần đây được nhiều người lựa chọn. Vì vậy, tận dụng cơ hội phát triển đa dạng và bền vững các sản phẩm du lịch cộng đồng là một trong những đặc trưng quan trọng và là động lực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) hiện nay.

  • Gắn kết cộng đồng: Hướng đi du lịch bền vững
    Để du lịch Quảng Trị phát triển bền vững

    Chiều nay 3/7, Tỉnh ủy Quảng Trị phối hợp cùng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ với chủ đề: “Phát triển du lịch bền vững ở Quảng Trị và các tỉnh khu vực miền Trung trong bối cảnh hiện nay”. Các đồng chí: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, GS.TS Lê Văn Lợi; Hiệu trưởng Trường chính trị Lê Duẩn TS. Lê Công Toán; Vụ trưởng Vụ quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS.TS Đinh Ngọc Giang đồng chủ trì hội thảo.


Thanh Hoa

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vườn nho chín hút khách du lịch

Vườn nho chín hút khách du lịch
2025-07-07 05:05:00

QTO - Dù mới trồng được hơn một năm nhưng vườn nho của anh Cao Xuân Thái, xã Kim Phú (sáp nhập từ xã Thượng Hóa, Trung Hóa, Minh Hóa và Tân Hóa) bước đầu...

“Duyên nợ”... du lịch

“Duyên nợ”... du lịch
2025-07-04 05:05:00

QTO - Những người con sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị (cũ), mảnh đất anh hùng giàu truyền thống cách mạng nhưng lại có duyên khởi nghiệp ở Quảng Bình (cũ),...

Gắn kết chiều sâu, nâng tầm trải nghiệm

Gắn kết chiều sâu, nâng tầm trải nghiệm
2025-07-03 05:00:00

QTO - Vốn dĩ những năm qua, du lịch văn hóa chưa thực sự có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những loại hình du lịch mũi nhọn của hai tỉnh...

Cá kho nhạt nhưng đậm tình quê

Cá kho nhạt nhưng đậm tình quê
2025-06-28 05:45:00

QTO - Ở cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong có một món ngon gắn liền với nhiều thế hệ người dân nơi đây, đó là món cá kho nước hay còn gọi...

Hành trình kết nối xanh: Một Khe Sanh rất xanh

Hành trình kết nối xanh: Một Khe Sanh rất xanh
2025-06-24 18:02:00

QTO - “Hành trình kết nối xanh” – chương trình truyền hình thực tế phát sóng lúc 15h45 Thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt...

Những món ngon Cao Bằng

Những món ngon Cao Bằng
2025-06-07 05:50:00

QTO - Cao Bằng đắm say lòng người không chỉ bởi sắc xanh của trời đất, núi rừng và nước non mà còn đến từ sự đa dạng, độc đáo trong văn hóa của các dân tộc...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long