
{title}
{publish}
{head}
(ĐCSVN) – EU hiện không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell ngày 24/4 cho biết, một lệnh cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt đối với dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga đã không nhận được đủ sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Như vậy, EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga. Ông Josep Borrell cũng cho biết chủ đề này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh EU tiếp theo diễn ra vào cuối tháng tới. Tuy nhiên, ông để ngỏ khả năng Ủy ban châu Âu (EC) có thể sẽ đưa ra đề xuất về gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga trong tuần này.
Theo ông Borell, tất cả các quốc gia EU đang nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào việc khối này sẽ có thể giảm bớt sự phụ thuộc này.
Một số quốc gia phương Tây như Mỹ và Anh đã tuyên bố ngừng nhập dầu khí Nga. Tuy nhiên, EU từ chối cấm nhập khẩu năng lượng Nga ngay lập tức, do lo ngại ảnh hưởng tới kinh tế và sản xuất. Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này.
Trước đó cùng ngày, Phó Chủ tịch EC kiêm Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovski đã để ngỏ khả năng khối này chuẩn bị gói trừng phạt thứ 6 chống Nga liên quan tới chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine, có thể bao gồm một lệnh cấm vận dầu mỏ. Ông cho biết khi áp các lệnh trừng phạt, EU cần làm theo một cách thức nào đó để gia tăng sức ép lên Nga nhưng lại giảm thiểu tối đa các tổn thất không mong muốn. Theo ông Dombrovskis, chi tiết về các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ Nga chưa được nhất trí. EU có thể xem xét loại bỏ dần việc mua dầu mỏ của Nga, cũng như áp đặt thuế quan xuất khẩu trên một mức giá trần nhất định.
Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Âu. Năm 2020, Nga cung cấp 26% dầu mỏ nhập khẩu của EU. Sau khi Nga mở chiến dich quân sự đặc biệt ở Ukraine từ ngày 24/2, EU, Mỹ và Anh cùng một số quốc gia khác đã tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và thực thể của Nga.
Riêng EU đã thông qua 5 gói trừng phạt đối với Nga, trong đó có lệnh cấm vận đối với than đá đã được 27 nước nhất trí thông qua. Gói trừng phạt này cũng có lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa trị giá 10 tỷ euro cho Nga, trong đó có các mặt hàng công nghệ cao, và đóng băng tài sản của một số ngân hàng Nga. Ngoài ra, EU cũng đang mở rộng các mặt hàng cấm nhập khẩu từ Nga, trong đó có nguyên liệu thô và thiết bị quan trọng, ước tính trị giá 5,5 tỷ euro mỗi năm./.
PV (tổng hợp)
VOV.VN - Các nhà phân tích cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu mỏ của Nga, có hiệu lực từ ngày 5/12, sẽ “thực sự gây xáo trộn” thị trường ...
(ND) - Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak mới đây nhận định, thế giới đang có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong 5-10 năm tới do các công ...
Vào ngày 15/11, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ thông qua gói trừng phạt lần thứ 12 đối với Nga, một thủ tục trước khi đệ trình lên Hội đồng châu Âu – Đại ...
Slovakia và Hungary tiếp tục cản đường nỗ lực trừng phạt Nga của EU, khiến EU rơi vào thế khó trước thềm hội nghị thượng đỉnh cuối tháng 6.
(Tin Tức) - Ngày 20/7, Liên minh châu Âu (EU) thông báo quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại ...
VOV.VN - Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt nhằm vào Moscow, nhưng nền kinh tế Nga vẫn đứng ...
Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả tịch thu ...
(Tin Tức) - Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, dầu Nga vẫn tiếp cận châu Âu thông qua một thị trường thay thế, trong khi thông tin và số liệu cho ...
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
QTO - Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã tạm lắng sau lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng bất đồng sâu sắc về hạt nhân,...
Với tỷ lệ 50/50 và lá phiếu quyết định của Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Vance, Thượng viện Mỹ vừa thông qua siêu dự luật mang tên “Một đạo luật vĩ đại và tuyệt vời” do...
Ngày 28/6, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi bày tỏ, Iran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh lập trường kiên định của...
Theo hãng tin Reuters, ngày 27/6 (theo giờ Mỹ), hai nước Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) sẽ cùng ký một thỏa thuận hòa bình do Mỹ làm trung gian tại Washington,...
VOV.VN - Ông Emmanuel Macron đã giành chiến thắng trước bà Marine Le Pen tại vòng 2 bầu cử Tổng thống Pháp với cách biệt lớn và chính thức tái cử, tiếp tục lãnh đạo nước Pháp...