Cập nhật:  GMT+7

Đưa thông tin pháp luật đến với nhóm đối tượng yếu thế

Với phương châm hoạt động hướng về cơ sở, tạo điều kiện cho người dân, nhất là đối tượng nhóm yếu thế trong xã hội tiếp cận pháp luật, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa thông tin pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để đáp ứng nhu cầu pháp lý cho nhóm đối tượng này.

Đưa thông tin pháp luật đến với nhóm đối tượng yếu thế

Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người dân huyện Đakrông - Ảnh: TTTGPL

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Trung Thành cho biết, đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí gồm: người thuộc hộ nghèo, trẻ em, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. Chính vì vậy, trong thời gian qua, đơn vị luôn chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho những người trong nhóm đối tượng được trợ giúp.

Bà Hồ Thị The, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn A Luông, xã A Bung, huyện Đakrông cho biết, thôn có 97 hộ, hơn 500 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Pa Kô, đời sống kinh tế còn khó khăn, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, khi nghe có cán bộ ở tỉnh, huyện về tuyên truyền pháp luật, cán bộ địa phương đã vận động bà con thu xếp việc nhà để đến nghe.

Những buổi tuyên truyền như thế này giúp bà con hiểu và kịp thời nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số. Qua buổi tuyên truyền, những ai có khó khăn về pháp luật sẽ được cán bộ tư vấn, hướng dẫn. Những buổi tuyên truyền pháp luật như vậy, người dân trong thôn rất háo hức”.

Trên lĩnh vực tuyên truyền pháp luật, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã chú trọng thực hiện các đợt tuyên truyền pháp lý tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong năm 2023, đã tổ chức được 33 đợt truyền thông và tư vấn pháp luật về trợ giúp pháp lý thu hút gần 1.200 người dân tham dự.

Qua các buổi tuyên truyền đã thực hiện tư vấn tại chỗ 223 vụ, việc cho người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý. 6 tháng đầu năm 2024, tổ chức được 18 đợt truyền thông, tư vấn pháp luật tại cơ sở và đã thực hiện tư vấn tại chỗ 87 vụ việc cho người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý.

Thông qua các đợt truyền thông và tư vấn pháp luật về cơ sở, đơn vị thực hiện truyền thông và tư vấn pháp luật về các nội dung có liên quan đến Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Người khuyết tật; một số quy định pháp luật liên quan đến đối tượng người chưa thành niên như: kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục; một số quy định của Luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân ở cơ sở...

Bên cạnh đó, lắp đặt 28 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, UBND huyện, phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, hội người cao tuổi và các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. In ấn và phát hành 2.000 tờ gấp với nội dung pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi.

Lĩnh vực trợ giúp pháp lý, trong năm 2023, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận và thực hiện trợ giúp pháp lý cho 450 vụ, việc thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng 207 vụ, việc; trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng 33 vụ việc, số còn lại là trợ giúp bằng hình thức tư vấn. Chất lượng trợ giúp pháp lý thành công đạt tỉ lệ cao, mang lại niềm tin cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Thắng, 67 tuổi, ở xã Gio Hải, huyện Gio Linh cho biết, gia đình ông cần làm thủ tục tách thửa đất đang sử dụng để tặng cho 3 người con. Tuy nhiên, bản thân ông Thắng đã già, trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế nên đã đến nhờ Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh để được tư vấn. Tại đây, ông Thắng được trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn các thủ tục để tiến hành tách thửa và làm hợp đồng tặng cho.

“Nhiều đêm tôi không ngủ được vì không biết phải bắt đầu từ đâu để cắt đất, tặng cho con cái làm nhà, ra riêng. Trong một lần dự buổi tuyên truyền pháp luật lưu động, tôi đã tìm tới Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh. Tại đây tôi được hướng dẫn tận tình và miễn phí, bây giờ việc tách thửa, thực hiện việc tặng đất cho các con của tôi đã hoàn thành mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Rất cảm ơn các trợ giúp viên pháp lý”, ông Thắng chia sẻ.

Ông Hà Trung Thành cho hay, đơn vị còn thực hiện các hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật cho các đối tượng tham gia thực hiện 3 chương trình MTQG gồm: Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã trợ giúp luân phiên cho 31 xã, với 1.340 đại biểu là những người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng bản và đội ngũ cán bộ tại cơ sở như: cán bộ thôn, bản; đại diện cộng đồng; trưởng tổ; nhóm; các chi hội đoàn thể, cán bộ phụ trách lĩnh vực ở cơ sở; cộng tác viên... Từ đó, các chính sách, pháp luật đã được lan tỏa về cơ sở, góp phần thực hiện thành công các chương trình MTQG.

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý đã phát huy hiệu quả công tác đưa pháp luật vào cuộc sống, đặc biệt đối với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.

Lê Minh

Tin liên quan:
  • Đưa thông tin pháp luật đến với nhóm đối tượng yếu thế
    Làm tốt vai trò cầu nối đưa pháp luật đến với cộng đồng

    Thời gian qua, phát huy vai trò là cầu nối đưa pháp luật đến với cộng đồng, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên (BCV, TTV) pháp luật trên địa bàn huyện Đakrông luôn sáng tạo, đổi mới cách thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục (TTPBGD) pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Thông qua đội ngũ này, người dân nắm bắt kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó tuân thủ đúng, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.

  • Đưa thông tin pháp luật đến với nhóm đối tượng yếu thế
    Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý (TGPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Qua đó, từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức về pháp luật; đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp; tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL chất lượng cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

  • Đưa thông tin pháp luật đến với nhóm đối tượng yếu thế
    Đưa thông tin về tận bản làng

    Những năm qua, hệ thống đài truyền thanh xã trên địa bàn huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả trong việc chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận các thôn, bản, góp phần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững.


Lê Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hoá

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hoá
2025-01-23 10:30:00

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, các bác sĩ thường kê thêm men vi sinh hoặc men tiêu hóa, đôi khi có cả hai loại. Làm thế nào để phân biệt men vi sinh và men...

Giữ lửa cho nồi bánh chưng ngày Tết

Giữ lửa cho nồi bánh chưng ngày Tết
2025-01-23 05:45:00

QTO - Gói bánh chưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là chuẩn bị một món ăn truyền thống mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh...

Những người có uy tín ở bản làng

Những người có uy tín ở bản làng
2024-11-07 05:35:00

QTO - Nhiều năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đakrông đã khẳng định vị trí, vai trò là cầu...

Đưa thông tin về tận bản làng

Đưa thông tin về tận bản làng
2024-11-06 05:45:00

QTO - Những năm qua, hệ thống đài truyền thanh xã trên địa bàn huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả trong việc chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long