
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Triển vọng hòa bình ở Đông Bắc Á đã “tái sinh” một cách khó tin với hàng loạt cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử trong suốt một năm qua, đưa thế đối đầu lâu nay ở khu vực này chuyển sang xu thế đối thoại và hòa giải. Nhìn lại năm 2018, có lẽ ngay cả những người lạc quan nhất cũng tự hỏi: Điều gì khiến tình hình Đông Bắc Á xoay chuyển nhanh đến mức như vậy?
Những căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và đặc biệt là vấn đề hạt nhân Triều Tiên khiến khu vực Đông Bắc Á trong vài năm trở lại đây được ví như “thùng thuốc súng” của thế giới. Đỉnh điểm của căng thẳng là năm 2017 với những màn đấu khẩu gay gắt, kèm theo đó là những những lời đe dọa sử dụng vũ lực và triển khai tên lửa, tàu chiến… của các bên liên quan. Có lẽ chưa bao giờ, ngọn đuốc chiến tranh lại đứng trước nguy cơ dễ bắt lửa như thế.
Thế nhưng, ngay trong ngày đầu tiên của năm 2018, tình hình đã nhanh chóng đảo chiều với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra thông điệp “để ngỏ cánh cửa đối thoại” với Hàn Quốc, đáp lại là tuyên bố từ bên kia biên giới của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, rằng Seoul cũng sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán “bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu và dưới bất kỳ hình thức nào”. Cũng từ thời điểm đó, người ta đã bắt đầu nghĩ về một cuộc gặp lịch sử ở biên giới liên Triều.
Một sĩ quan quân đội Triều Tiên (bên trái) và một sĩ quan quân đội Hàn Quốc bắt tay nhau trong hoạt động kết nối một con đường đi qua giới tuyến quân sự bên trong khu phi quân sự liên Triều (DMZ). Ảnh : Reuters
Mọi thứ thậm chí vượt lên trên cả sự kỳ vọng, bởi những người đứng đầu hai nhà nước Hàn Quốc và Triều Tiên giáp mặt nhau không chỉ một lần mà tới 3 lần trong năm 2018, bắt đầu bằng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-4. Những người yêu hòa bình trên toàn thế giới cũng không phải thất vọng, khi trong cuộc gặp lịch sử này, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng nhằm tiến tới ký kết hiệp định hòa bình chính thức, chấm dứt chiến tranh, đồng thời cùng theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bầu không khí hòa giải tiếp tục lan tỏa với hàng loạt động thái đầy thiện chí của cả hai nước trong thời gian vừa qua, như: Cùng thực hiện hoạt động giải giáp vũ khí tại Khu vực an ninh chung (JSA) thuộc Khu phi quân sự liên Triều (DMZ), tháo bỏ hệ thống loa tuyên truyền công suất lớn ở vùng tiếp giáp biên giới, nối lại các hoạt động giao lưu, thăm thân của các gia đình ly tán sau chiến tranh, hay như việc Bình Nhưỡng thay đổi cách tính giờ cho phù hợp với múi giờ của Seoul…
Với Mỹ-quốc gia mà trước đây Triều Tiên vẫn luôn công khai gọi là “kẻ thù”, ông Kim Jong-un cũng mở lời bằng việc khẳng định Triều Tiên sẽ không cần vũ khí hạt nhân nếu Mỹ cam kết chính sách không xâm lược. Thiện chí ấy cuối cùng cũng dẫn tới cuộc gặp mang tính bước ngoặt giữa Tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12-6, trong đó hai bên cam kết nỗ lực xây dựng một nền hòa bình lâu dài và ổn định cũng như hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Dù cam kết này được giới phân tích đánh giá là chưa cụ thể, song nếu nhìn vào thực tế nhiều năm vắng bóng các cuộc đàm phán về hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thì việc hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia đối địch chấp nhận gặp nhau để tái lập lòng tin đã đáng được coi là một sự kiện lịch sử.
Những chuyển biến theo hướng hòa dịu ấy trước hết là nhờ sự thay đổi trong tư duy và cách tiếp cận vấn đề của những người đứng đầu Triều Tiên, Mỹ cũng như các quốc gia có liên quan. Trước các cuộc gặp thượng đỉnh với Hàn Quốc và Mỹ, cuối tháng 3-2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng từng có chuyến thăm Trung Quốc-chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi lên nắm quyền năm 2011. Việc ông Kim Jong-un trong một thời gian ngắn thực hiên liên tiếp 3 chuyến thăm Trung Quốc cho thấy Bình Nhưỡng mong muốn sớm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, bởi ai cũng biết rằng lâu nay Bắc Kinh vẫn được coi là nhân tố quan trọng trên bàn đàm phán 6 bên về vấn đề này.
Có vẻ như nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhận ra rằng, mục tiêu quan trọng nhất lúc này của Triều Tiên là thoát khỏi các lệnh trừng phạt, từ đó tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách "quốc gia trước tiên" mà ông Kim Jong-un vẫn thường nhắc tới trong hai năm trở lại đây.
Ở phía đối diện, Mỹ và các quốc gia liên quan cũng đi theo hướng tạo dựng một môi trường tin cậy bằng những hành động ôn hòa để khuyến khích Triều Tiên nhanh chóng thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa. Dù không phải là vấn đề tối quan trọng với an ninh của nước Mỹ, nhưng trải qua nhiều đời tổng thống, vấn đề hạt nhân Triều Tiên lâu nay vẫn được coi như một “hồ sơ” gai góc. Là một người yêu thích sự khác biệt và nổi trội, rõ ràng ông Donald Trump muốn rốt ráo giải quyết hồ sơ này trong nhiệm kỳ của mình. Bản thân vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ dường như cũng nhận thấy rằng, để “thu phục” một đối thủ “cứng đầu”, dĩ nhiên chìa ra những miếng bánh ngọt ngào cùng lời mời gọi tử tế sẽ có tác dụng hơn nhiều so với mang vũ lực ra đe dọa.
Tương tự, sau một thời gian dài đau đầu vì mối đe dọa vũ khí hạt nhân từ Triều Tiên, các quốc gia, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng rất mong mỏi được ngon giấc trong không khí hòa bình. Việc các quốc gia này cùng với Mỹ có những hành động thiện chí ủng hộ tiến trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên cũng là điều dễ hiểu.
Cũng phải thừa nhận rằng, dù “ngòi nổ” hạt nhân tạm thời được hóa giải, song viễn cảnh về một bán đảo Triều Tiên không vũ khí hạt nhân vẫn còn xa vời. Một "cuộc mặc cả lớn" giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn đang tiếp diễn theo hướng thận trọng, vừa đi vừa thăm dò của cả đôi bên. Việc Mỹ quyết định dừng các cuộc tập trận chung rầm rộ với Hàn Quốc trong khi vẫn áp đặt trừng phạt với Bình Nhưỡng hay việc Triều Tiên tuyên bố phá hủy một số cơ sở hạt nhân vẫn chưa tạo được niềm tin đủ lớn để các bên có thể cùng nhau “cán đích”.
Dẫu sao, một cục diện mới sáng sủa hơn đã đến với Đông Bắc Á, trong đó các biện pháp ngoại giao đang đóng vai trò chủ đạo. Bầu không khí đối thoại cũng phần nào che phủ “thùng thuốc súng” và mở ra hy vọng về một ngày nào đó, khu vực này từ một “chiến trường tiềm ẩn” biến thành thị trường.
VŨ HÙNG
Đích thân chủ tịch Kim Jong Un chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về chiến lược nông nghiệp khi đất nước đối mặt một loạt lệnh trừng phạt vì vũ khí hạt nhân.
(ANTG) - Bất cứ động thái thiếu kiềm chế nào cũng có thể dẫn đến vực thẳm chiến tranh, thế giới đang dõi theo diễn biến nóng bỏng trên bán đảo Triều Tiên, với ...
VOV.VN - Trong khi Mỹ và Hàn Quốc đang lên kế hoạch cho một cuộc tập trận mới thì Triều Tiên cũng không ngừng đẩy mạnh năng lực sản xuất tên lửa. Những diễn ...
(CAND) - Tháng 3 đang trôi qua không bình yên trên bán đảo Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng liên tục phóng tên lửa, và các cuộc tập trận chung giữa Washington và ...
(Tin Tức) - Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Quốc hội nước này đã thông qua sửa đổi hiến pháp để xây dựng chính sách về lực lượng hạt nhân.
VOV.VN - Tình hình bán đảo Triều Tiên đang nóng trở lại sau khi Triều Tiên phóng thành công vệ tinh quân sự. Mỹ - Nhật – Hàn tổ chức tập trận hải quân chung; ...
Theo Nikkei, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tập trận quân sự để đối phó với nguy cơ tiềm tàng từ một cuộc tấn công hạt ...
VOV.VN - Một ngày sau vụ phóng tên lửa đạn đạo khiến tình hình trên Bán đảo Triều Tiên dậy sóng, Bình Nhưỡng hôm nay (3/4) chính thức xác nhận loại tên lửa thế ...
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
QTO - Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã tạm lắng sau lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng bất đồng sâu sắc về hạt nhân,...
Với tỷ lệ 50/50 và lá phiếu quyết định của Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Vance, Thượng viện Mỹ vừa thông qua siêu dự luật mang tên “Một đạo luật vĩ đại và tuyệt vời” do...
Ngày 28/6, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi bày tỏ, Iran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh lập trường kiên định của...
VOV.VN - Đáp trả vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, Trung Quốc nhằm vào Canada chứ không phải Mỹ, dù Mỹ mới là nước yêu cầu bắt giữ và dẫn độ.