Cập nhật:  GMT+7

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị ao nuôi, giống tôm và các điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Tuy nhiên, để đạt năng suất, đảm bảo lợi nhuận, hạn chế rủi ro do dịch bệnh, thời tiết và thị trường bấp bênh, người nuôi tôm cần tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, tăng cường phòng chống dịch bệnh cũng như áp dụng công nghệ cao vào nuôi tôm.

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Người nuôi tôm huyện Vĩnh Linh chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào vụ nuôi tôm mới -Ảnh: L.A

Dịch bệnh bắt đầu bùng phát

Ông Trần Văn Sơn ở Hợp tác xã (HTX) Huỳnh Thượng, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết, sau khi cải tạo ao hồ xong, cuối tháng 2/2025 ông thả nuôi 10 vạn con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 3.500 m2. Tuy nhiên khi tôm nuôi được khoảng 45 ngày tuổi, ông thấy tôm bắt đầu có hiện tượng dạt bờ và chết hàng loạt. Quan sát bên ngoài tôm có các dấu hiệu bị bệnh gan tụy cấp tính.

Theo ông Sơn, tôm giống được ông lấy tại cơ sở sản xuất giống ở tỉnh Ninh Thuận, có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ. Do vậy theo nhận định của ông, tôm bị bệnh chết có thể do môi trường nước không thuận lợi hoặc mầm bệnh còn tồn dư trong đất. “Vụ nuôi tôm năm 2024 tôi thiệt hại khá nặng do phần thì tôm chết vì dịch bệnh, phần sau khi thả nuôi lại thì trận lũ lụt lớn vào tháng 10/2024 làm ao nuôi bị ngập, mất trắng hoàn toàn. Bây giờ tôm lại bị chết hàng loạt do dịch bệnh, nợ chồng lên nợ”, ông Sơn ngao ngán nói.

Tương tự, tại HTX Phan Hiền, đang rầu rĩ trước ao nuôi tôm chết trắng do dịch bệnh, ông Trần Quang Dụng cho biết, sau vụ nuôi năm 2024 thất bại nặng nề do tôm chết vì dịch bệnh, đầu năm 2025, ông tiếp tục chuẩn bị ao hồ và thả nuôi 10 vạn con tôm giống thẻ chân trắng trên diện tích 0,3 ha.

Thế nhưng chỉ sau chưa đầy 1,5 tháng thả nuôi, toàn bộ số tôm trong ao của ông cũng chết trắng do dịch bệnh. “Ước tính nợ tiền con giống, nợ tiền thức ăn cho tôm đến giờ cũng phải trên cả trăm triệu đồng rồi. Nhưng giờ không nuôi tôm thì chúng tôi cũng không biết làm gì để trang trải cuộc sống”, ông Dụng than thở.

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn Thân Trọng Dũng cho biết, toàn xã hiện có khoảng 172 ha diện tích nuôi tôm với 455 hộ nuôi. Sản lượng thu hoạch năm 2024 đạt trên 225 tấn, doanh thu khoảng 25 tỉ đồng. Tuy nhiên, do năm 2024 diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh lên đến 90 ha nên tính chung toàn xã chỉ có khoảng 60 hộ có lãi, còn lại là hòa vốn 121 hộ và lỗ vốn lên đến 277 hộ.

Bước vào vụ nuôi tôm năm 2025, UBND xã đã chỉ đạo các HTX và hộ nuôi tôm tập trung cải tạo ao nuôi, thả nuôi theo hình thức rải vụ và tuân thủ nghiêm túc khung lịch thời vụ thả giống từ ngày 15/3 trở đi. Tuy nhiên, do nôn nóng thả nuôi nên từ đầu tháng 2/2025 đã có khá nhiều hộ nuôi tôm thả nuôi. Tính đến thời điểm này đã có trên 100 ha thả nuôi được từ 2 - 2,5 tháng, trong đó có khoảng 30 ha bị chết do dịch bệnh, theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm thì chủ yếu là các bệnh hồng thân, gan tụy cấp tính.

Theo ông Dũng, nguyên nhân dịch bệnh xuất hiện sớm là do thời tiết năm nay khá bất lợi, mưa rét kéo dài không thuận lợi cho việc cải tạo ao nuôi. Tôm giống khi thả nuôi gặp thời tiết lạnh nên chậm lớn, sức đề kháng kém. Mặt khác, theo kết quả quan trắc nguồn nước trên sông Sa Lung, ngành nông nghiệp khuyến cáo chưa nên thả giống tôm nhưng người nuôi tôm không thực hiện dẫn đến dịch bệnh bùng phát.

Cũng theo ông Dũng, điều đáng lo là do thủ tục để được hỗ trợ hóa chất Chloril dập dịch khá phức tạp nên người nuôi tôm chủ yếu tự mua hóa chất để xử lý. “Năm 2024, trong tổng số 213 hộ nuôi tôm bị dịch bệnh toàn xã chỉ có 3 hộ làm hồ sơ để được hỗ trợ hóa chất dập dịch với tổng số 1,9 tấn Chloril. Còn hiện tại hầu hết các hộ bị dịch bệnh đều tự mua hóa chất để xử lý”, ông Dũng cho hay.

Tuân thủ đúng khung lịch thời vụ, nuôi công nghệ cao

Đó là quan điểm của anh Trần Văn Dụng ở HTX Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, một trong những hộ nuôi tôm đầu tiên áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Anh Dụng cho biết, với kinh nghiệm đúc rút được sau hơn 10 năm nuôi tôm, anh nhận thấy thời tiết năm nay diễn biến khá bất lợi, do vậy thay vì nôn nóng thả nuôi thì các công đoạn trong quá trình cải tạo ao nuôi được anh thực hiện kỹ càng hơn.

Tiến hành thay thế toàn bộ bạt trong ao nuôi, kè lại bờ bằng bê tông, lót lại bạt, cấp nước vào ao chứa lắng để xử lý theo quy trình trước khi cấp vào ao nuôi. Theo anh Dụng, với nuôi tôm công nghệ cao, anh chỉ sử dụng khoảng 1/4 diện tích mặt nước để nuôi tôm, phần còn lại là các ao lắng lọc nước.

Điều này giúp người nuôi chủ động trong việc chọn thời điểm cấp nước, xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Nuôi trong nhà nên quản lý tốt dịch bệnh, ít bị tác động bởi môi trường, nuôi 2 - 3 giai đoạn nên phần thắng nhiều hơn, nếu bị dịch bệnh thì thiệt hại cũng ít hơn.

“Năm 2024 tôi thả nuôi 3 vụ, mặc dù vụ được vụ mất nhưng bù qua bù lại thì lợi nhuận cũng đạt khoảng 1,8 tỉ đồng. Vụ nuôi năm 2025 này tôi dự kiến chỉ thả nuôi 2 vụ, trong đó vụ đầu tiên dự kiến khoảng 3 - 5 này nữa sẽ thả giống để kịp thu hoạch vào dịp 2/9”, anh Dụng chia sẻ.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hữu Vinh, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, sở đã ban hành hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/3 và kết thúc trước ngày 30/5, thu hoạch trước ngày 15/10 để tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. Chỉ nuôi 1 vụ/năm và từ 1 - 2 vụ/năm đối với tôm thẻ chân trắng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ tình hình thực tế tại các vùng nuôi để khuyến cáo, hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống phù hợp.

Chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, phòng, chống thiên tai trong quá trình sản xuất. Tăng cường quản lý chất lượng tôm giống, không để tôm giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu thông vào thả nuôi trên địa bàn. Vận động các hộ nuôi xây dựng mô hình tổ hợp tác, tổ cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi tập trung để nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích nuôi tôm theo quy trình nhiều giai đoạn và thả giống cỡ lớn để nuôi thương phẩm, nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP... “Sở Nông nghiệp và Môi trường cũng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường cán bộ để tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống các bệnh nguy hiểm trong nuôi tôm và vận động người nuôi nâng cao ý thức cộng đồng trong việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Phối hợp với chính quyền địa phương phát hiện sớm các ổ dịch bệnh để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn, hạn chế dịch bệnh thủy sản lây lan ra diện rộng”, ông Vinh cho biết thêm.

Lê An

Tin liên quan:
  • Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
    Nỗ lực vì một vụ nuôi tôm thắng lợi

    Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các điều kiện bước vào vụ nuôi tôm mới. Trước tình hình thời tiết vẫn đang có những diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp và các địa phương khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ đúng khung lịch thời vụ, thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật, lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng... nhằm thu được vụ nuôi thắng lợi.

  • Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
    Nuôi tôm công nghệ cao - một hướng mở để phát triển bền vững nghề nuôi tôm

    Thời gian qua, nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường không ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hộ nuôi tôm thu được hiệu quả kinh tế nhờ áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, nuôi nhiều giai đoạn.

  • Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
    Hệ lụy từ nuôi tôm tự phát

    Việc nuôi tôm tự phát trong khu dân cư, đồng ruộng đã làm phát sinh nhiều hệ lụy. Thực tế này cần được chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng nhanh chóng có giải pháp xử lý hiệu quả.


Lê An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tăng cường giữ rừng trong mùa khô

Tăng cường giữ rừng trong mùa khô
2025-04-23 05:20:00

QTO - Toàn tỉnh hiện có hơn 276.000 ha diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, tỉ lệ độ che phủ rừng đạt trên 49,4%, do vậy công tác bảo vệ rừng...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long