Cập nhật:  GMT+7

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 22/1, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đến dự, trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị. Cùng tham dự hội nghị có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương.

Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Văn Hon, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bạch Công Điệu, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ và nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư; lãnh đạo các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các huyện, thành phố....

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương dự hội nghị.

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự hội nghị.

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Hòa Bình có vị trí chiến lược, nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Đông, là cực tăng trưởng của tiểu vùng phía Tây gồm Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên thuộc Vùng Trung du, miền núi phía Bắc. Với nhiều tiềm năng, lợi thế, nguồn lực phong phú là điều kiện, tiền đề để Hòa Bình bước vào thời kỳ phát triển mới, tạo sự bứt phá vươn lên trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du, miền núi phía Bắc. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và người dân, doanh nghiệp, tỉnh Hòa Bình đã đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; tiềm năng, lợi thế của tỉnh từng bước được phát huy.

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh: Tỉnh Hòa Bình luôn xác định công tác xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa hết sức quan trọng và phải đi trước một bước, đây là công cụ cần thiết để hoạch định, quản lý, điều hành thống nhất, xuyên suốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực, cũng như phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh. Sau thời gian rà soát, chuẩn bị công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1648 ngày 20/12/2023. (Toàn văn Bài phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh).

Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh công bố Quyết định số 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh công bố Quyết định số 1648/QĐ - TTg, ngày 20/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu quan trọng của giai đoạn trước, kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển của đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hệ thống quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng.

Theo đó, thực hiện mục tiêu tổng quát là tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước. Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường được quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Bám sát 7 quan điểm phát triển, với quan điểm xuyên suốt là: Phát triển bao trùm, hài hòa; kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế liền kề với thành phố Hà Nội, nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, đồng thời là cửa ngõ kết nối Hà Nội với tiểu vùng Tây Bắc; tập trung vào bốn trụ cột bao gồm: (i) Công nghiệp chế biến, chế tạo, (ii) Nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, (iii) Du lịch, và (iv) Nhà ở vệ tinh gắn với giữ gìn bản sắc và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Các phương án, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện quy hoạch tỉnh Hòa Bình hướng đến mục tiêu phát triển 2 vùng động lực tăng trưởng kinh tế là thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và phát triển đa cực các đô thị là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội và vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời, đánh thức tiềm năng vùng lòng Hồ Hòa Bình; thực hiện 5 đột phá phát triển; 2 hành lang kinh tế; 4 ngành kinh tế quan trọng là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và nhà ở vệ tỉnh gắn với đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh. (Quyết định số 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao những nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hòa Bình trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Đồng chí khẳng định tỉnh Hoà Bình hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội để biến mục tiêu đến năm 2030 đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc thành hiện thực.

Đề nghị tỉnh cần chuẩn bị chu đáo và triển khai nhanh các dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối. Đây là điều kiện để các nhà đầu tư, du khách đến với tỉnh Hòa Bình. Tỉnh cũng cần triển khai mạnh mẽ phát triển du lịch, trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa Hòa Bình, tiềm năng, lợi thế của địa phương. Triển khai tốt chương trình 3 chương trình mục tiêu quốc gia để tiếp tục chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số và nâng cao đới sống Nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ có tri thức, đạo đức, sức trẻ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, thực hiện các nội dung quy hoạch.

Liên quan đến quy hoạch tỉnh Hòa Bình, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Tỉnh triển khai quy hoạch theo quan điểm tuân thủ, linh hoạt, đồng bộ và thấu hiểu. Theo đó, khẩn trương xây dựng hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch. Rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, chuyên ngành, phân khu bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch. Kịp thời rà soát, điều chỉnh và tuyên truyền, vận động Nhân dân đồng thuận với các nội dung thực hiện Quy hoạch.

Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng bằng khen cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác quy hoạch tỉnh.

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác quy hoạch tỉnh.

Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu bế mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở nội dung quy hoạch, các cấp, ngành, địa phương cần phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch về đất đai, xây dựng sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy chính quyền số làm động lực để phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực, chất lượng, uy tín các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, sắp xếp đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phù hợp sở trường, năng lực để góp phần triển khai thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quy hoạch tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh nhà cam kết nỗ lực đổi mới toàn diện, tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Theo Báo Hòa Bình


Theo Báo Hòa Bình

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Gỡ khó” nhờ livestream

“Gỡ khó” nhờ livestream
2024-01-20 05:50:00

QTO - Càng gần Tết cổ truyền, nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng cao. Nắm bắt điều đó, nhiều hộ kinh doanh trong tỉnh đã tổ chức những buổi livestream...

Quản lý chặt chẽ hoạt động đo lường

Quản lý chặt chẽ hoạt động đo lường
2024-01-18 05:55:00

QTO - Đo lường có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực KT-XH. Ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 08/SL ngày...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết