Cập nhật:  GMT+7

Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 4: Quảng Trị trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (1945-1946)

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thắng lợi (23/8/1945), hệ thống chính quyền cách mạng từ tỉnh đến huyện, xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhanh chóng được thiết lập và đi vào hoạt động. Ủy ban khởi nghĩa tỉnh chuyển thành Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời do đồng chí Trần Hữu Dực làm Chủ tịch. Lúc bấy giờ, Quảng Trị cũng như Nhân dân cả nước phải đương đầu với muôn vàn thử thách: nạn đói đang tiếp diễn, hậu quả chính sách vơ vét của thực dân Pháp, phát xít Nhật để lại chưa khắc phục được. Các ngành sản xuất như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp bị đình đốn, hàng hoá khan hiếm, tài chính trống rỗng; hơn 95% người dân mù chữ. Các tệ nạn xã hội tuy đã giảm nhiều nhưng chưa thể giải quyết triệt để.

Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 4: Quảng Trị trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (1945-1946)

Bia di tích lịch sử đặt tại km 4- km 5, Quốc lộ 9, thuộc địa bàn TP. Đông Hà. Nơi đây, từ năm 1946-1953, dân quân du kích địa phương đã tổ chức nhiều trận đánh tiêu diệt quân Pháp, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng - Ảnh: Đ.T

Ở bên ngoài, quân Tưởng kéo đến, đòi đóng quân ở 5 điểm thuộc thị xã Quảng Trị, Đông Hà, Mỹ Chánh, Cam Lộ, Lao Bảo nhưng ta buộc chúng chỉ được đóng ở hai nơi là thị xã Quảng Trị và Đông Hà. Bọn tướng lĩnh quân đội Tưởng ban đầu không chịu thừa nhận chính quyền dân chủ nhân dân và chủ quyền của ta, ngang nhiên nắm quyền kiểm soát thị xã, thị trấn, buộc ta phải tiêu tiền quan kim và quốc tệ mất giá, cung đốn đủ thứ cho quân đội của chúng.

Phát xít Nhật tuy đã đầu hàng Đồng minh nhưng lực lượng của chúng còn khá đông, được trang bị vũ khí hiện đại và chiếm đóng ở nhiều nơi. Tất cả bọn thực dân, đế quốc đều có chung dã tâm thôn tính nước ta. Khó khăn, thách thức đè nặng lên vai chính quyền mới, nhưng Nhân dân Quảng Trị tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ mới.

Trong hai ngày 10 và 11/9/1945 tại xóm Rào, thôn An Tiêm (Triệu Phong), có trên 30 đại biểu của huyện, thị xã được triệu tập đến dự hội nghị toàn tỉnh. Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng vừa để thống nhất sự lãnh đạo của Đảng bộ, vừa quyết định các vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cách mạng. Hội nghị đã cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 7 đồng chí: Đặng Thí, Hồ Ngọc Chiểu, Hoàng Thị Ái, Nguyễn Hoạch, Lê Vụ, Hồ Ngọc Tích, Bùi Trung Lập; cử đồng chí Đặng Thí làm Bí thư Tỉnh ủy.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện Nghị quyết Hội nghị toàn tỉnh, hệ thống chính quyền từ tỉnh đến các phủ, huyện và cơ sở nhanh chóng được thiết lập, kiện toàn và đi vào hoạt động. Đơn vị hành chính cấp tổng (cũ) bị bãi bỏ để thành lập đơn vị hành chính mới cấp xã.

Về lực lượng vũ trang, Chi đội giải phóng quân được thành lập trưa ngày 23/8/1945 do đồng chí Trương Linh phụ trách. Ngày 19/9/1945, Chi đội giải phóng quân chuyển thành Chi đội Thiện Thuật - là đơn vị chủ lực đầu tiên của tỉnh. Thực hiện sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ lâm thời, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” .

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và noi theo gương Người, tất cả các gia đình, cơ quan, xí nghiệp, doanh trại bộ đội đều tổ chức “hũ gạo cứu đói”, 7 ngày một lần “đồng tâm nhịn ăn, dành gạo cứu đói”. Mặt trận và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, phụ lão thành lập các đội quyên góp gạo. Cùng với vận động đồng bào tương trợ giúp đỡ nhau đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, thực hiện khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”, “không một tấc đất bỏ hoang”, khắp các địa bàn trong tỉnh chỗ nào còn đất có thể trồng trọt đều được trồng rau màu ngắn ngày.

Từ ngày 17/9 đến ngày 24/9/1945, hưởng ứng “Tuần lễ vàng” do Chính phủ chủ trương để lập “Quỹ độc lập”, một phong trào tự nguyện quyên góp của Nhân dân Quảng Trị đã diễn ra sôi nổi. Là một tỉnh nhỏ và nghèo nhưng chỉ sau một tuần phát động, tính riêng về vàng, Quảng Trị đã ủng hộ “Quỹ độc lập” của Chính phủ được 4 kg vàng mười.

Phong trào chống nạn mù chữ nhanh chóng lôi cuốn toàn dân trong tỉnh tham gia. Trong một thời gian ngắn, hầu khắp các khu phố, thôn xóm từ đồng bằng, miền biển đến rừng núi xa xôi, hẻo lánh đã tổ chức những lớp bình dân học vụ cho những người chưa biết chữ đủ các tầng lớp xã hội, đủ các lứa tuổi, học vào bất kỳ giờ nào thuận tiện.

Với tinh thần hiếu học, sau gần một năm, ở Quảng Trị đã thanh toán được nạn mù chữ cho hàng vạn người ở độ tuổi dưới 45. Song song với cuộc vận động diệt “giặc dốt”, cuộc vận động xây dựng “đời sống mới”, công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được chính quyền, đoàn thể các cấp chăm lo.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sáng sớm ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội đã diễn ra sôi nổi. Ngày bầu cử Quốc hội thật sự là ngày biểu dương lực lượng đoàn kết toàn dân, biểu dương ý chí làm chủ vận mệnh của cả dân tộc. Trên 98% cử tri toàn tỉnh đã đi bầu cử. Các đại biểu đắc cử đều là những người do Mặt trận Việt Minh giới thiệu như Lê Thế Hiếu, Đặng Thí, Trần Mạnh Quỳ.

Tiếp theo sau cuộc Tổng tuyển cử, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân xã được triển khai khẩn trương, nghiêm túc. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị gồm 22 ủy viên. Hội đồng nhân dân các cấp đã bầu Ủy ban hành chính các cấp. Đồng chí Nguyễn Xuân Luyện được bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh.

Ngày 23/9/1945, được quân Anh giúp đỡ, thực dân Pháp nổ súng trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ một lần nữa đứng lên cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp. Quân và dân Quảng Trị đã tỏ rõ thái độ căm thù giặc sâu sắc.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Chính phủ, quân và dân Quảng Trị tổ chức nhiều cuộc mít tinh, biểu tình rầm rộ ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Phong trào tình nguyện giết giặc được Nhân dân hào hứng tham gia. Đảng bộ và Nhân dân Quảng Trị còn tổ chức tốt việc hậu cần tiếp tế cho các đơn vị Nam tiến khi đi qua Quảng Trị.

Trên địa bàn tỉnh, sau ngày Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), một số tàn binh Pháp chạy khỏi tỉnh lỵ và các đồn binh lên ẩn náu ở vùng rừng núi biên giới Việt - Lào bám vào các trục đường giao thông quan trọng. Cuối tháng 10/1945, tàn binh này được sự chi viện của quân dù đã mở đợt tấn công vào miền Tây - đường 9 Quảng Trị với ý đồ buộc các đơn vị quân đội Nhật đóng trên đường 9 phải giao các vị trí của Nhật cho Pháp.

Kịp thời ngăn chặn âm mưu của địch, Tỉnh ủy Quảng Trị điều động một bộ phận lực lượng của Chi đội giải phóng quân Thiện Thuật do đồng chí Nguyễn Đăng Trình chỉ huy tiến lên phía Tây đường 9, được sự phối hợp với quân và dân Hướng Hoá, đã tập kích tước vũ khí quân Nhật trước khi quân Pháp chưa kịp kéo đến, phá tan âm mưu của thực dân Pháp định dùng quân Nhật làm “bình phong” để tiến hành xâm lược nước ta.

Ngày 28/6/1946, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ I tổ chức tại Thành Cổ Quảng Trị (thị xã Quảng Trị). Đến dự đại hội có 120 đại biểu. Đồng chí Tố Hữu, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Trung Bộ về dự và trực tiếp chỉ đạo đại hội.

Đại hội đã thảo luận các báo cáo của Tỉnh ủy, tập trung vào việc đánh giá tình hình mọi mặt từ sau Cách mạng tháng Tám thành công đến lúc này, bàn kỹ các nhiệm vụ sắp tới, tăng cường và củng cố sự thống nhất trong Đảng bộ, phát triển các đoàn thể, thành lập Hội Liên Việt tỉnh, bàn các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa...

Đại hội bầu 14 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa I, đồng chí Đặng Thí được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Hồ Ngọc Chiểu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Một năm sống trong độc lập, tự do, dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, người dân thực sự làm chủ vận mệnh đất nước. Thời gian không dài, nhưng đã để lại cho mỗi người dân Quảng Trị những ấn tượng sâu sắc về chính quyền cách mạng.

Trước hết, các ngành kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục... từ chỗ hầu như không có gì đã tiến bộ rõ rệt. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Đầu tháng 11/1946, Nhân dân Quảng Trị cùng với Nhân dân cả nước vui mừng đón Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước dân chủ nhân dân đã có một thể chế vững vàng. Nhân dân Quảng Trị vô cùng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, quyết tâm xây dựng, chiến đấu bảo vệ chế độ cách mạng.

Thu Hà - Châu Minh

Bài 5: Đảng bộ Quảng Trị góp phần đánh thắng thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

Tin liên quan:
  • Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 4: Quảng Trị trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (1945-1946)
    Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 3: Quảng Trị trong ...

    Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong các thời kỳ cách mạng (1930 - 1931; 1936 - 1939), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân Quảng Trị thời kỳ 1939-1945 được chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn vận động tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân.

  • Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 4: Quảng Trị trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (1945-1946)
    Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 2: Quảng Trị trong ...

    Sau khi Đảng bộ tỉnh Quảng Trị ra đời, Đảng bộ đã chủ động tuyên truyền sâu rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, định hướng đấu tranh, lãnh đạo phong trào công nông toàn tỉnh. Phong trào đấu tranh ở Quảng Trị ngày càng lớn mạnh, từ tháng 5 đến tháng 7/1931, thực dân Pháp và tay sai tăng cường các hoạt động đàn áp, khủng bố. Toàn tỉnh có khoảng 300 người bị bắt.

  • Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 4: Quảng Trị trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (1945-1946)
    Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - 95 năm truyền thống vẻ vang. Bài 1: Cuộc vận động ...

    Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (21/4/1930) và là tỉnh đầu tiên ở Trung Kỳ lập Tỉnh ủy chính thức (tháng 11/1930). Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đã trải qua 95 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành với nhiều thành tựu rất đáng tự hào và đầy vẻ vang.


Thu Hà - Châu Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xã Hải An làm tốt công tác dân vận

Xã Hải An làm tốt công tác dân vận
2025-01-16 05:40:00

QTO - Trong những năm qua, Khối Dân vận Đảng ủy xã Hải An, huyện Hải Lăng đã tham mưu làm tốt công tác dân vận phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Bằng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long