{title}
{publish}
{head}
Sau khi Đảng bộ tỉnh Quảng Trị ra đời, Đảng bộ đã chủ động tuyên truyền sâu rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, định hướng đấu tranh, lãnh đạo phong trào công nông toàn tỉnh. Phong trào đấu tranh ở Quảng Trị ngày càng lớn mạnh, từ tháng 5 đến tháng 7/1931, thực dân Pháp và tay sai tăng cường các hoạt động đàn áp, khủng bố. Toàn tỉnh có khoảng 300 người bị bắt. Từ giữa năm 1931, phong trào đấu tranh ở Quảng Trị gặp khó khăn lớn. Đồng chí Nguyễn Nhuệ, Xứ ủy viên Trung Kỳ phụ trách Quảng Trị bị địch bắt tại làng An Mỹ (Cam Lộ), Tỉnh ủy Quảng Trị bị mất liên lạc với Xứ ủy. Từ tháng 2/1932 trở đi, đồng chí Trần Ngọc Hoành bị bắt ở Triệu Phong, đồng chí Hồ Chơn Nhơn bị bắt ở Hải Lăng. Tỉnh ủy không còn mà các Huyện ủy (kể cả 2 nơi Triệu Phong, Vĩnh Linh) đều bị vỡ. Phong trào cách mạng trong tỉnh tạm thời lắng xuống.
Đình làng Nghĩa An, phường Đông Thanh, TP. Đông Hà là nơi từng diễn ra các cuộc mít tinh của Mặt trận Việt Minh kêu gọi Nhân dân nổi dậy giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Di tích đã được công nhận cấp quốc gia- Ảnh: Đ.T
Năm 1936, sau khi Chính phủ Mặt trận Nhân dân ở Pháp ban hành chính sách ân xá tù chính trị, nhiều cán bộ, đảng viên bị thực dân Pháp giam cầm ở Côn Đảo, Buôn Ma Thuột, nhà lao Quảng Trị được tự do, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên ở Quảng Trị. Ở trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định chuyển hướng chiến lược đấu tranh. Mục tiêu trước mắt là đòi dân sinh, dân chủ, tự do, cơm áo, hòa bình.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước chuyển biến thuận lợi, Đảng bộ Quảng Trị đã nhận được sự lãnh đạo và chỉ đạo của Xứ ủy, trực tiếp là đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy. Đồng chí không chỉ đến các địa phương vận động, giác ngộ quần chúng; giáo dục, phổ biến đường lối, chủ trương mới của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương cho cán bộ, đảng viên, mà còn thường xuyên góp ý sát đúng, kịp thời về phong trào cách mạng trong tỉnh, nhất là về việc kết hợp giữa phát động quần chúng đấu tranh với công tác xây dựng thực lực cách mạng, xây dựng Đảng bộ.
Tháng 10/1936, vừa ở nhà tù Côn Đảo về, đồng chí Lê Duẩn chủ động tổ chức truyền đạt cho các đảng viên cộng sản trong tỉnh tinh thần Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất, giải thích ý nghĩa của Mặt trận Nhân dân Pháp và Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật ở Trung Quốc đối với cách mạng nước ta; giải thích về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và hình thức, phương pháp đấu tranh hiện tại. Phong trào Đông Dương Đại hội phát triển rầm rộ, nhất là ở Vĩnh Linh với 72/93 làng thành lập được Ủy ban hành động.
Phong trào Đón Gôđa với trên 1 vạn người dân Quảng Trị tham gia đón tiếp trong hai ngày 25 và 26/2/1937 đã chuyển tận tay Gôđa bản thỉnh nguyện. Phong trào đấu tranh nghị trường, ủng hộ hai ứng cử viên được Đảng ủng hộ là Phan Triệu Khanh và Trần Đăng Hiến đắc cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ khóa III (8/1937). Phong trào đấu tranh chống dự án tăng thuế thu hút hàng ngàn Nhân dân Triệu Phong, Cam Lộ, Vĩnh Linh tham gia biểu tình, đưa yêu sách lên đại biểu Viện dân biểu Trung Kỳ đòi giảm thuế, hoãn thuế, đòi quyền lợi dân sinh dân chủ.
Tháng 6/1937, tại thôn Phú Long (Hải Phú, Hải Lăng), Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Duẩn. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 7 ủy viên. Đồng chí Hoàng Hữu Chấp được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 9/1937, đồng chí Hoàng Hữu Chấp bị địch bắt, đồng chí Trần Mạnh Quỳ được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Sau Hội nghị Tỉnh ủy, các Huyện ủy Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải Lăng đều được thành lập lại. Toàn tỉnh có 100 đảng viên, sinh hoạt trong 20 chi bộ.
Tháng 8/1939, Tỉnh ủy họp để nhận định tình hình thế giới, trong nước và ra nghị quyết chuyển hướng hoạt động của Đảng vào bí mật, chuyển cơ quan Tỉnh ủy từ Long Hưng (Hải Lăng) về Hà Xá (Triệu Phong), quyết định cán bộ chủ chốt tỉnh, huyện phải thoát ly không để sa vào tay địch.
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, hoạt động của Đảng bộ bước sang thời kỳ mới - thời kỳ chuyển hướng hoạt động của Đảng bộ vào bí mật, chuẩn bị điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phong trào cách mạng thời kỳ 1936-1939 ở Quảng Trị được phát động chủ yếu là do công lao rất lớn của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ 1930-1935 mà trước hết là công lao của toàn Đảng bộ tỉnh Quảng Trị dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kỳ.
Thu Hà - Châu Minh
Bài 3: Quảng Trị trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945)
QTO - Cùng với nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, các cấp ủy, tổ chức đảng ở huyện Đakrông tập trung chuẩn bị tổ chức đại...
QTO - Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, bằng nhiều cách...
QTO - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (21/4/1930) và là tỉnh đầu tiên ở Trung Kỳ...
QTO - Xác định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai...
QTO - Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp với các cấp Hội Nông dân...
QTO - Tết cổ truyền của dân tộc năm 2025 đang đến gần, để bảo đảm an toàn tuyệt đối về an ninh trật tự cho Nhân dân trên địa bàn thị xã vui xuân, đón Tết,...
VOV.VN - Chuyến thăm Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước trong việc không ngừng làm sâu sắc và vun đắp...
QTO - Năm nay, xuân mới dường như đến sớm với tuổi trẻ Quảng Trị. Mới đây, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh vừa được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí...
QTO - Nhiều năm nay, màu áo xanh tình nguyện đã kết nối duyên tình giữa tuổi trẻ Quảng Trị với cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân nhiều...
QTO - Giải quyết các kiến nghị của cử tri và Nhân dân về những bức xúc, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án ở cơ sở,...
QTO - Xác định diễn đàn sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, ngay từ đầu năm 2024, trên cơ sở hướng dẫn...
QTO - Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (NVQS), những quân nhân xuất ngũ trở về địa phương đã đem hết nhiệt tình, trách...