{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Ngày 10/12, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Vanuatu, ông Ralph Regenvanu, đã bày tỏ lo ngại việc một số ít quốc gia đang cản trở nỗ lực đạt được đồng thuận về loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra ở Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Khí thải bốc lên từ một nhà máy điện ở Winfield, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của báo giới, Bộ trưởng Regenvanu đánh giá COP28 đang bước vào “giai đoạn quan trọng” khi đa số quốc gia tham dự hội nghị muốn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để hướng đến mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C. Tuy nhiên, ông cho rằng một số ít quốc gia đang cản trở tiến trình đồng thuận. Quan chức Vanuatu kêu gọi các quốc gia này thay đổi quan điểm trước khi COP28 kết thúc ngày họp cuối cùng vào ngày 12/12 tới.
Các nhà đàm phán đại diện gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang cố gắng đạt được một thỏa thuận nhằm duy trì mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngày 9/12, Chủ tịch COP28, ông Sultan Al Jaber, hối thúc các nước đẩy nhanh nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận cuối cùng. Ông cho rằng đã đến lúc các nước cần gác lại lợi ích riêng và thúc đẩy lợi ích chung, qua đó thể hiện sự linh hoạt tối đa để đạt được sự đồng thuận.
Các cuộc thảo luận tại COP28 đang “nóng lên” vấn đề tương lai của nhiên liệu hóa thạch. Ít nhất 80 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu một thỏa thuận về việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, một số quốc gia khác phản đối đưa cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch vào thỏa thuận tại COP28. Giới quan sát hội nghị cho biết Saudi Arabia và Nga cho rằng trọng tâm của COP28 chỉ tập trung vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà không đề cập đến nguyên nhân do nhiên liệu hóa thạch gây ra.
Các đảo quốc ở Thái Bình Dương nằm ở vị trí thấp như Vanuatu đã và đang phải hứng chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Hồi năm 2015, một nửa dân số Vanuatu bị ảnh hưởng khi bão Pam tàn phá thủ đô Port Vila khiến hơn 10 người thiệt mạng, phá hủy mùa màng và hàng nghìn người mất nhà cửa. Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu thường niên, Vanuatu là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do thiên tai như động đất, bão, lũ lụt và sóng thần.
Phan An (TTXVN)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Gần hai năm kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, tàu chở dầu Astro Sculptor, thuộc hạm đội “tàu xám” của Moscow, vẫn đang “cày xới” khắp các đại...
(Tin Tức) - Ngày 10/12, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Abuja của Nigeria, trong bối cảnh khu vực bị cuốn vào vòng xoáy khủng...
QTO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong thời buổi hiện đại hóa, các TP lớn trên thế giới đang ngày càng đẩy mạnh việc phát triển giao thông công cộng, xây...
NDO - Ngày 8/12, tại Điện Kremlin, Tổng...
QTO - Những bất đồng với châu Âu trước đó có thể sẽ khiến cựu Tổng thống đưa ra hành động quyết liệt.
VOV.VN - Mỹ đã phủ quyết yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở dải Gaza, đẩy Mỹ vào thế cô lập...
QTO - Dự thảo luật mới sẽ giúp các công ty EU rút khỏi hợp đồng khí đốt với Nga mà không cần phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào.
(PLO)- Chuyến công du của Tổng thống Putin đến UAE và Saudi Arabia được giới quan sát đánh giá là giúp củng cố vị thế của Nga ở Trung Đông.
GD&TĐ - Tình hình khu vực châu Mỹ Latin đang nóng bỏng và có khả năng bùng phát một cuộc xung đột vũ trang mới.
QTO - Theo người đứng đầu Nhà Trắng, Washington cần phải viện trợ cho Kiev nếu không muốn mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn.