{title}
{publish}
{head}
Gần hai năm kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, tàu chở dầu Astro Sculptor, thuộc hạm đội “tàu xám” của Moscow, vẫn đang “cày xới” khắp các đại dương nhằm giúp dầu của nước này đến với các thị trường lớn trên thế giới.
Vào tháng 11/2022, hạm đội tàu xám lần đầu tiên chiếm đến hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga, giúp quốc gia này giảm bớt những tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga của EU hay các hạn chế của G7 đối với những quốc gia muốn nhập khẩu dầu thô của nước này.
Dầu Nga vẫn đang thành công thoát khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: The Financial Times
Được ban hành vào tháng 6/2022, các quy định của G7 hướng đến việc áp trần giá dầu 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga – thấp hơn 24 USD so với giá thị trường trung bình trong 12 tháng qua. Các biện pháp này được thiết kế nhằm hạn chế dầu Nga được bán trên thị trường quốc tế, làm suy yếu khả năng hỗ trợ tài chính của Điện Kremlin cho xung đột tại Ukraine.
Sau khi những quy định này được ban hành, dòng chảy dầu Nga vào châu Âu, từng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, đã chứng kiến mức giảm đáng kể. Thay vào đó, hàng triệu thùng dầu nước này được vận chuyển từ các cảng phía tây nước này trên Biển Baltic và Biển Đen, đến những đối tác mới là Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, mặc dù các lệnh cấm vận của EU đã đạt hiệu quả khi bóp nghẹt hầu hết nguồn cung dầu Nga vào khối, quan chức phương Tây thừa nhận rằng một năm kể từ lệnh hạn chế của G7, rất ít thùng dầu thô nào của Nga được bán ở mức dưới 60 USD.
Maximilian Hess, thành viên nhóm rủi ro chính trị Enmetena Advisory cho biết: “Những hạn chế này đã hoạt động tốt trong quý đầu tiên, tuy nhiên Nga đã tìm cách khắc phục chúng trong quý 2 và gần như chắc chắn đã vượt qua các biện pháp này trong quý 3, quý 4”.
Việc những hạn chế này không được thực thi hiệu quả một phần do những yếu kém trong việc thực thi, phần khác do Nga đã thành công trong xây dựng hạm đội tàu xám, chẳng hạn như: Astro Sculptor, để vận chuyển dầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát của G7.
Geoffrey Pyatt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách Tài nguyên năng lượng, cho biết: “Vốn mang tính nhất quán trước đây, thị trường dầu thô toàn cầu giờ đây bị chia thành hai nhóm chính, một là dầu thô được vận chuyển từ tàu ẩn danh, phần còn lại là dầu thô từ nguồn khác”.
Theo ước tính của trường Kinh tế Kiev, trong tháng 10, 99% dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga được bán với giá trên 60 USD/thùng. Trong đó, 71% chuyến hàng vận chuyển dầu thô của Nga có sự tham gia của các tàu và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bên ngoài G7, tăng từ mức 20% vào tháng 4/2022.
Kpler, một ty phân tích dữ liệu, đã chia tàu vận chuyển dầu Nga thành ba nhóm chính, gồm: tàu thuộc sở hữu của Moscow, hạm đội tàu đen trước đây tham gia vận chuyển dầu thô bị áp đặt lệnh cấm từ Venezuela và Iran, và hạm đội xám được tập hợp kể từ xung đột bắt đầu.
Các tàu thuộc hạm đội tàu xám và đen, đôi khi được gọi chung là đội tàu bóng tối, lợi dụng sự không minh bạch về quyền sở hữu để gây khó khăn cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chủ sở hữu.
Điển hình là việc tàu Astro Sculptor được bán vào năm 2022 và đổi tên thành Amber 6, đồng thời thay đổi nguồn gốc từ Hy Lạp trước đó sang một công ty Trung Quốc khác có trụ sở tại Đại Liên, treo cờ Liberia và không còn hưởng bảo hiểm từ nhà cung cấp phương Tây.
Vào tháng 11, các con tàu có nguồn gốc từ Hy Lạp là phương tiện vận chuyển dầu thô Nga lớn thứ hai với công suất 16 triệu thùng. Tuy nhiên, chúng đang bị lấn át với các tàu vận chuyển dầu Nga từ UAE cũng như Trung Quốc, với công suất vận chuyển lần lượt là 28 triệu thùng và 23 triệu thùng.
An Thái( Theo The Financial Times)
QTO - Những hoài nghi về các chính sách thúc đẩy kinh tế và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Anh đang ngày càng tăng, khi một số chuyên gia cảnh báo về...
QTO - Trung Quốc đang là nhà cung cấp thiết bị năng lượng sạch hàng đầu cho khu vực Đông Nam Á.
(Tin Tức) - Ngày 10/12, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Abuja của Nigeria, trong bối cảnh khu vực bị cuốn vào vòng xoáy khủng...
QTO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong thời buổi hiện đại hóa, các TP lớn trên thế giới đang ngày càng đẩy mạnh việc phát triển giao thông công cộng, xây...
NDO - Ngày 8/12, tại Điện Kremlin, Tổng...
QTO - Những bất đồng với châu Âu trước đó có thể sẽ khiến cựu Tổng thống đưa ra hành động quyết liệt.
VOV.VN - Mỹ đã phủ quyết yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở dải Gaza, đẩy Mỹ vào thế cô lập...
QTO - Dự thảo luật mới sẽ giúp các công ty EU rút khỏi hợp đồng khí đốt với Nga mà không cần phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào.
(PLO)- Chuyến công du của Tổng thống Putin đến UAE và Saudi Arabia được giới quan sát đánh giá là giúp củng cố vị thế của Nga ở Trung Đông.
GD&TĐ - Tình hình khu vực châu Mỹ Latin đang nóng bỏng và có khả năng bùng phát một cuộc xung đột vũ trang mới.
QTO - Theo người đứng đầu Nhà Trắng, Washington cần phải viện trợ cho Kiev nếu không muốn mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn.
QTO - Lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư hứa hẹn việc thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn, bền vững trên toàn cầu.