{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Ngày 10/12, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Abuja của Nigeria, trong bối cảnh khu vực bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng sau một loạt cuộc đảo chính quân sự trong những năm gần đây tại các nước thành viên.
Lãnh đạo quốc phòng ECOWAS họp về tình hình Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8/2023. AFP/TTXVN
Trong số 15 nước thành viên ECOWAS, có 4 quốc gia gồm Mali, Burkina Faso, Niger và Guinea hiện do quân đội nắm quyền kiểm soát sau các cuộc đảo chính từ năm 2020. Trong khi đó, Sierra Leone - một thành viên khác của ECOWAS - cũng mới ngăn chặn kịp thời một âm mưu đảo chính trong ngày 30/11 vừa qua sau các diễn biến bạo lực trước đó vài ngày.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Tây Phi cho biết những nỗ lực của họ nhằm ngăn chặn làn sóng đảo chính tại các nước trong khu vực đến nay “đạt được rất ít tiến bộ”. Chủ tịch Ủy ban ECOWAS Omar Touray nêu rõ: “Bất chấp lệnh trừng phạt và những nỗ lực của ECOWAS, các lực lượng đảo chính ở Niger đã tiếp tục củng cố quyền lực, trong khi chính quyền quân sự của Mali và Burkina Faso đã ngừng hợp tác với khối trong quá trình chuyển tiếp sang chế độ dân sự”.
Ông Touray đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch chuyển tiếp dân sự ở những nước này đã chững lại trong thời gian qua.
Về phần mình, Tổng thống Nigeria Bola Ahmed Tinubu - hiện là Chủ tịch ECOWAS, nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường hợp tác với các chính quyền quân sự trên cơ sở các kế hoạch chuyển tiếp trong ngắn hạn.
Hội nghị thượng đỉnh gần nhất của ECOWAS diễn ra vào đầu tháng 8 vừa qua, tập trung chủ yếu vào tình hình ở Niger sau cuộc đảo chính quân sự ngày 26/7 khiến Tổng thống Mohamed Bazoum bị phế truất và giam lỏng tại dinh thự ở thủ đô Niamey. Khi đó, các nguyên thủ quốc gia Tây Phi không loại trừ khả năng can thiệp quân sự để khôi phục chức vụ cho ông Bazoum và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính nghiêm khắc đối với Niger. Quốc gia này hiện đang do chính quyền quân sự, đứng đầu là Tướng Abdourahamane Tiani, lãnh đạo.
Phan An (TTXVN)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong thời buổi hiện đại hóa, các TP lớn trên thế giới đang ngày càng đẩy mạnh việc phát triển giao thông công cộng, xây...
NDO - Ngày 8/12, tại Điện Kremlin, Tổng...
QTO - Những bất đồng với châu Âu trước đó có thể sẽ khiến cựu Tổng thống đưa ra hành động quyết liệt.
VOV.VN - Mỹ đã phủ quyết yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở dải Gaza, đẩy Mỹ vào thế cô lập...
QTO - Dự thảo luật mới sẽ giúp các công ty EU rút khỏi hợp đồng khí đốt với Nga mà không cần phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào.
(PLO)- Chuyến công du của Tổng thống Putin đến UAE và Saudi Arabia được giới quan sát đánh giá là giúp củng cố vị thế của Nga ở Trung Đông.
GD&TĐ - Tình hình khu vực châu Mỹ Latin đang nóng bỏng và có khả năng bùng phát một cuộc xung đột vũ trang mới.
QTO - Theo người đứng đầu Nhà Trắng, Washington cần phải viện trợ cho Kiev nếu không muốn mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn.
QTO - Lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư hứa hẹn việc thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn, bền vững trên toàn cầu.
(Vietnam+) - Hai Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc điện đàm, trong đó nhấn mạnh cần thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ phát triển theo hướng lành mạnh, ổn định và bền vững.