
{title}
{publish}
{head}
ANTD.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel đang phải đối mặt với những thách thức chính trường lớn nhất kể từ khi lên cầm quyền hơn 10 năm trước bởi những “cơn sóng dữ” hậu bầu cử tại nước Đức.
Thủ tướng Angela Merkel đang nỗ lực để thuyết phục lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức trong việc sớm đạt được thỏa thuận thành lập Chính phủ liên minh nhằm thoát khỏi thế bế tắc chính trị
Kết quả cuộc khảo sát YouGov do Hãng thông tấn DPA của Đức công bố trên tờ Thế giới (Die Welt) số ra ngày 27-12 cho thấy, nếu bà Angela Merkel một lần nữa trở thành Thủ tướng Đức, gần một nửa số cử tri nước này sẽ muốn bà kết thúc nhiệm kỳ sớm. Theo đó, có tới 47% số người được hỏi muốn Thủ tướng Angela Merkel từ chức trước năm 2021 - thời điểm nhiệm kỳ Thủ tướng thứ tư liên tiếp của bà kết thúc, cao hơn so với con số 36% trong một cuộc thăm dò khác diễn ra hồi đầu tháng 10 vừa qua. Trong khi đó, chỉ có 36% số người được hỏi muốn Thủ tướng Angela Merkel kết thúc trọn vẹn nhiệm kỳ 4 năm của bà, thấp hơn so với con số 44% tại thăm dò cách đây 3 tháng.
Kết quả cuộc khảo sát trên diện rộng do Hãng thông tấn lớn nhất nước Đức cho thấy sự ủng hộ của người dân nước này đối với Thủ tướng Angele Merkel - người lập kỷ lục cầm quyền lâu nhất trong lịch sử nước Đức và là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất châu Âu đang giảm dần. Sự sụt giảm uy tín của Thủ tướng Angela Merkel được cho là do người dân Đức lo ngại về tình trạng bế tắc chính trị tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này kéo dài khi liên Đảng Bảo thủ Liên minh Dân chủ/ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của bà Merkel chưa thể thuyết phục được Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) về việc tái lập “đại liên minh” cầm quyền sau cuộc tổng tuyển cử ngày 24-9 vừa qua.
Trong suốt hơn 3 tháng qua, bà Merkel cùng liên Đảng Bảo thủ CDU/CSU đã rất nỗ lực tiến hành đàm phán nhằm lập một Chính phủ liên minh. Thoạt đầu, sau khi đảng về thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử ngày 24-9 và SPD từ chối tiếp tục liên minh để thành lập tân Chính phủ, CDU/CSU đã nỗ lực tiến hành các cuộc đàm phán 3 bên với Đảng Xanh (Cánh tả) và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) theo đường lối thân thiện với kinh doanh nhằm thành lập một Chính phủ liên minh mới. Tuy nhiên, dù đã tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề, song cuối cùng đàm phán vẫn thất bại do các bên không thể san lấp được những bất đồng sâu sắc về các chính sách nhập cư, khí hậu và vấn đề châu Âu.
Trong khi đó, SPD tuyên bố từ chối tiếp tục liên minh cầm quyền với CDU/CSU là do muốn thoát khỏi “cái bóng” quá lớn của liên minh Đảng Bảo thủ này nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử tới. Thế nhưng, việc CDU/CSU thất bại trong việc đàm phán lập Chính phủ liên minh với Đảng Xanh và FDP đã gây áp lực buộc SPD phải thay đổi lập trường để đàm phán nhằm lập tân Chính phủ bởi nếu tiếp tục từ chối có thể bị đánh giá là “thiếu trách nhiệm chính trị” đối với sự ổn định của nước Đức và điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của SPD.
Hiến pháp Đức hiện nay không quy định thời hạn để thành lập Chính phủ liên minh sau bầu cử, nhưng Thủ tướng Angela Merkel vẫn kêu gọi “các cuộc đàm phán nhanh chóng hướng tới một Chính phủ ổn định”. Bà Merkel đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của “một nước Đức hành động” trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy đang dâng cao tại nhiều quốc gia châu Âu nên Đức cùng với Pháp cần phải thể hiện “vai trò trung tâm” trong công cuộc cải cách và thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, một Chính phủ ổn định là “cơ sở tốt nhất” để thể hiện vị thế của nước Đức trên trường quốc tế. Theo thỏa thuận mới nhất, liên Đảng Bảo thủ CDU/CSU và SPD đã nhất trí sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán thăm dò thành lập Chính phủ liên minh từ ngày 7 ngày 12-1-2018. Sau thời hạn này, nếu một Chính phủ liên minh chưa ra đời tại Đức, bà Merkel sẽ còn phải đối mặt với những thách thức còn khó lường hơn nữa.
Hoàng Tuấn
Các đảng đối lập như CDU/CSU và đảng cực hữu AfD đang gia tăng lợi thế trước thềm bầu cử ở Đức. Trong khi đó sự ủng hộ dành cho liên minh cầm quyền gồm đảng ...
(Tin Tức) - Sau khi cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tiết lộ Thỏa thuận Minsk vốn được thiết lập như một cái bẫy dành cho Moskva, tiếp tục xuất hiện những thông ...
Ngay cả những người hưởng lợi từ sự hỗn loạn của Đức cũng yêu cầu chính phủ phải cải cách biện pháp phanh nợ.
(VTC News) - Theo tờ Bild của Đức, Washington và Berlin đang thực thi chính sách nhằm thúc đẩy Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với Nga, chấm dứt xung đột.
Cuộc đình công dự báo sẽ khiến ngành du lịch Đức đối diện nguy cơ một cuộc khủng hoảng sâu rộng.
Khủng hoảng ngân sách Đức có thể ảnh hưởng đến kế hoạch trợ cấp hàng tỷ euro của chính phủ nước này cho các nhà sản xuất chip, cản trở tham vọng khẳng định vị ...
VOV.VN - Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder trong một cuộc phỏng cho rằng Mỹ không “cho phép” bất kỳ thỏa hiệp nào có thể chấm dứt xung đột giữa Nga và ...
VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có công điện gửi Vụ Tài chính ngân hàng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Nhà nước về việc ...
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines - Theresa Lazaro nhấn mạnh quan điểm của Philippines là không nên mất quá nhiều thời gian trong hoàn tất COC.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ về các vấn đề song phương có thể diễn ra vào cuối mùa hè này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang...
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
QTO - Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã tạm lắng sau lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng bất đồng sâu sắc về hạt nhân,...
(Đất Việt) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bất ngờ gọi Tổng thống Syria Assad là “trùm khủng bố của Nhà nước khủng bố”, Nga-Syria sẽ đáp trả ra sao?