
{title}
{publish}
{head}
Trường THCS và THPT Đakrông được thành lập vào năm 2008. Từ đó đến nay, tập thể trường không ngừng phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác dạy học và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong tình hình mới.
Một tiết học của học sinh Trường THCS và THPT Đakrông -Ảnh: M.T
Ngay từ những ngày đầu triển khai chuyển đổi số, Ban Giám hiệu nhà trường đã xác định rõ vai trò then chốt của CNTT đối với sự đổi mới và phát triển bền vững. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều được quán triệt sâu sắc mục tiêu: ứng dụng CNTT không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là yếu tố cốt lõi để xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời đại công nghiệp 4.0.
Để hiện thực mục tiêu đó, nhà trường đã đẩy mạnh tập huấn chuyên sâu về CNTT cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nội dung tập huấn tập trung vào kỹ năng sử dụng phần mềm soạn giảng điện tử, xây dựng bài giảng trực tuyến, khai thác dữ liệu giáo dục, vận hành phần mềm quản lý học sinh, giáo viên trên hệ thống điện tử, ký số văn bản điện tử...
Chuyên môn nhà trường đã tích cực tham mưu chỉ đạo sát sao đến cán bộ, giáo viên trong nhà trường hiểu rõ mục đích của công tác ứng dụng CNTT vào việc dạy và học tại đơn vị. Mỗi tổ chuyên môn tạo lập một weblog để đưa bài giảng, bài tập liên kết qua Azota để học sinh học tập và làm bài tập ở nhà. Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc ứng dụng CNTT tại đơn vị.
Mỗi một cán bộ quản lý và giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy. Tham khảo các tài liệu, giáo án điện tử, tư liệu dạy học trên các trang web của ngành giáo dục. Kế thừa có chọn lọc những giáo án, tư liệu hay, phát huy tính sáng tạo trong dạy học, ứng dụng CNTT...
Đến nay, 100% lớp học của trường được trang bị hệ thống mạng wifi đường truyền mạnh và tivi màn hình lớn nhằm hỗ trợ việc trình chiếu bài giảng điện tử, học trực tuyến và tổ chức các hoạt động giáo dục sáng tạo. Nhà trường đầu tư thêm nhiều thiết bị mới như: máy chiếu, máy tính bảng cho giáo viên, hệ thống âm thanh hội nghị trực tuyến... tạo điều kiện tối ưu cho công tác giảng dạy, học tập và tổ chức sự kiện.
Ngoài ra, phòng tin học của trường được nâng cấp với máy tính cấu hình cao, đáp ứng nhu cầu học tập, thực hành tin học cho học sinh. Các phần mềm ứng dụng như: AutoCad, GeoGebra, phần mềm lập trình Scratch, Python cũng được đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao năng lực số cho học sinh.
Trong công tác quản lý, trường đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm quản lý như: SMAS, Vnedu, CSDL ngành giáo dục, hộp thư điện tử công vụ... giúp việc cập nhật hồ sơ học sinh, quản lý điểm số, hạnh kiểm, kế hoạch giảng dạy, xếp thời khóa biểu, trao đổi công văn... trở nên nhanh chóng, minh bạch và chính xác. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên đều thực hiện ký số trong các văn bản hành chính, giáo án điện tử và hợp đồng lao động, nhằm đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn và lưu trữ.
Đặc biệt, nhà trường đã xây dựng hệ thống quản lý học sinh trực tuyến, cho phép phụ huynh theo dõi tiến độ học tập, điểm số và nhận xét của giáo viên hàng tuần, hàng tháng. Sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình thông qua nền tảng điện tử góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
Trong giảng dạy, hầu hết giáo viên thành thạo việc thiết kế bài giảng điện tử sinh động, tích hợp đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video, thí nghiệm ảo) nhằm tăng sự hứng thú và hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh. Các tiết học trực tiếp cũng linh hoạt kết hợp với hoạt động học tập trực tuyến thông qua hệ thống bài tập trên Azota, giao bài, chấm bài tự động, nhận xét trực tiếp trên hệ thống. Những tiết thao giảng, chuyên đề trong nhà trường đều yêu cầu phải có ứng dụng CNTT, với nhiều phần mềm tương tác giúp bài học trở nên sinh động, học sinh được tham gia thực hành nhiều hơn, chủ động sáng tạo và phản biện.
Học sinh cũng được khuyến khích sử dụng CNTT để hoàn thành các sản phẩm học tập như: báo cáo thí nghiệm khoa học, xây dựng biểu đồ số liệu bằng Excel, thiết kế bản trình chiếu PowerPoint, dựng video clip truyền thông, sáng tạo poster trên Canva... Đặc biệt, trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhiều sản phẩm của học sinh đã ứng dụng tốt CNTT, đạt thành tích cao.
Song song với các hoạt động chuyên môn, nhà trường chú trọng xây dựng văn hóa sử dụng CNTT an toàn, văn minh. Học sinh được hướng dẫn kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, ứng xử văn hóa trên môi trường mạng, kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin chính xác, chống tin giả, bảo mật thông tin khi học tập trực tuyến. Website của nhà trường trở thành một kênh thông tin quan trọng, cập nhật liên tục các tin tức hoạt động giáo dục, thông báo, tài liệu học tập.
Các tổ chuyên môn cam kết định kỳ hằng tháng có bài viết chuyên môn đăng tải lên website, từ đó xây dựng kho tài liệu chia sẻ phong phú, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Số lượt truy cập website tăng trưởng đều đặn, phản ánh nhu cầu tìm kiếm thông tin, học liệu ngày càng cao của giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Nhờ sự đầu tư bài bản, đồng bộ, hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý của Trường THCS và THPT Đakrông ngày càng rõ rệt. Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đều được cải thiện qua từng năm.
Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Đakrông Trần Đăng An cho biết: “Giai đoạn tới, nhà trường tiếp tục đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, theo hướng triển khai mô hình lớp học thông minh, sử dụng bảng tương tác điện tử; áp dụng các nền tảng học tập trực tuyến chuyên sâu. Tăng cường các chương trình đào tạo kỹ năng số cho giáo viên và học sinh. Phát triển kho học liệu số của trường, liên thông với kho học liệu số quốc gia.
Thúc đẩy ứng dụng AI trong hỗ trợ giảng dạy và cá nhân hóa việc học cho học sinh. Trên hành trình phát triển bền vững, nhà trường xác định chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ trước mắt, mà còn là chiến lược lâu dài để xây dựng mộ t môi trường giáo dục thông minh, hiện đại, công bằng và hội nhập”.
Minh Anh
QTO - Không thể phủ nhận tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) khi nó dần trở thành nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng công nghệ, thúc đẩy những đổi...
QTO - Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia....
QTO - Hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh sớm vào cuộc, tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân. Nỗ...
QTO - Với những hiệu quả tích cực mang lại, nhiều mô hình, cách làm hay đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc...
QTO - Trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh luôn chú trọng đổi mới cách làm, trong đó, chuyển đổi số...
QTO - Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo”, tỉnh Quảng Trị luôn đề cao vai trò của công tác chuyển đổi số,...
QTO - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị và toàn xã...
QTO - Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về...
QTO - Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) là yêu cầu khách quan, cấp thiết để tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển toàn...
QTO - Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...