
{title}
{publish}
{head}
Chỉ dẫn địa lý không chỉ là công cụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là minh chứng cho chất lượng, uy tín và danh tiếng của những sản phẩm gắn liền với vùng đất, khí hậu, con người - nơi sản phẩm được tạo ra. Đối với tỉnh Quảng Trị, những sản phẩm như: tiêu Quảng Trị, chè vằng Quảng Trị, cà phê Khe Sanh... không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn hàm chứa chiều sâu văn hóa, lịch sử và bản sắc địa phương.
Nông dân xã Cam Chính, huyện Cam Lộ tiếp tục mở rộng vùng trồng tiêu tạo sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý - Ảnh: V.T.H
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, đăng ký bảo hộ và quảng bá các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị việc phát huy giá trị thương hiệu từ chỉ dẫn địa lý vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Công tác tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi giá trị... vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập ngày càng sâu rộng.
Do đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, đồng thời thúc đẩy phát triển đối với các thương hiệu đã được công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức các hoạt động về lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: hội thảo (tháng 4/2025, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội thảo nhân Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới 26/4 với chủ đề “Giá trị thương hiệu của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: tiêu Quảng Trị, chè vằng Quảng Trị và cà phê Khe Sanh”) nhằm lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để hiểu rõ hơn giá trị thương hiệu từ chỉ dẫn địa lý; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, địa phương.
Đề xuất các giải pháp thiết thực để quản lý, khai thác và phát triển hiệu quả các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của tỉnh, hướng đến thị trường trong và ngoài nước. Thông qua các hoạt động này, Sở Khoa học và Công nghệ ghi nhận được thêm nhiều sáng kiến, giải pháp và sự kết nối giữa các bên để cùng nâng cao vị thế cho nông sản Quảng Trị trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiện tỉnh Quảng Trị có nhiều nông sản được xây dựng thương hiệu qua các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong đó, tiêu Quảng Trị, chè vằng Quảng Trị, cà phê Khe Sanh là những sản phẩm tiêu biểu đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý - một hình thức bảo hộ có giá trị cao và lâu dài. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của tỉnh vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần phải tập trung tháo gỡ.
Đó là việc quản lý, phát triển và quảng bá chỉ dẫn địa lý vẫn còn nhiều bất cập; chuỗi giá trị sản phẩm chưa được tổ chức đồng bộ; việc kết nối thị trường, áp dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc, quảng bá thương hiệu còn hạn chế; sự liên kết giữa nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân vẫn chưa thật sự hiệu quả. Chính những khó khăn này làm cho một số thương hiệu loay hoay tìm hướng phát triển sau khi đã được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý.
Hội thảo với chủ đề “Giá trị thương hiệu của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: tiêu Quảng Trị, chè vằng Quảng Trị và cà phê Khe Sanh” do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đã tạo ra được diễn đàn trao đổi học thuật và thực tiễn giữa các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất. Tại hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đánh giá khá toàn diện giá trị thương hiệu của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh.
Các ý kiến cũng chỉ rõ những rào cản, vướng mắc trong công tác quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, các chuyên gia, nhà quản lý đã đề xuất giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao giá trị thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ - không chỉ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Ngọc Lân thông tin: Để phát triển tốt hơn các giá trị thương hiệu đã được cấp bằng bảo hộ sở hưu trí tuệ, nhất là các sản phẩm đã được cấp chỉ dẫn địa lý, trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong phát triển hệ sinh thái tài sản trí tuệ tại địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản. Đồng thời, tăng cường năng lực bảo vệ và khai thác giá trị chỉ dẫn địa lý một cách hiệu quả và bền vững.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng hành của các chuyên gia, đặc biệt là sự hợp tác tích cực, đồng thuận từ cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong tỉnh, hy vọng các nông sản thế mạnh của tỉnh đã được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý sẽ phát triển giá trị thương hiệu bằng những giải pháp căn cơ và bền vững.
Võ Thái Hòa
QTO - Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 26.200 ha lúa. Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ đông xuân...
QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...
Formosa Hà Tĩnh luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc ổn định, nâng cao đời sống và phát triển bền vững cùng người lao động.
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
QTO - Luật Đất đai số 31/2024/QH15, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18/1/2024 và sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 43/2024/QH15 vào ngày 29/6/2024, là một...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã mang lại hiệu...
QTO - Trong khi cái nghèo cái khó còn đeo bám nhiều hộ dân vùng núi cao xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, vẫn có những người không chấp nhận an phận. Họ chọn...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...