
{title}
{publish}
{head}
Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu hải sản ở thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh), Cửa Việt (huyện Gio Linh) đã không ngần ngại bỏ ra hàng triệu đồng để mua nước biển. Và không ít người dân vùng biển đang lấy nghề mua bán nước biển làm kế sinh nhai.
Ông Hoàng Khoa bán nước biển cho khách hàng - Ảnh: S.H
Dưới ánh nắng như đổ lửa của một ngày đầu hè, anh Hồ Văn Hải ở khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, thoăn thoắt cầm ống dẫn nước biển treo lên thùng xe tải chở 2 chiếc bồn chứa nước biển lớn rồi nhanh chóng mở vòi cho nước chảy tràn vào bồn chứa.
Anh Hải cho biết, mới nghe chuyện mua bán nước biển, nhiều người cảm thấy khó hiểu. Nhưng thực tế nghề này có ở vùng biển cả chục năm nay. Nghề mua bán nước biển xuất hiện từ khi các nhà hàng, quán nhậu hải sản phục vụ khách du lịch đua nhau mọc lên ở thị trấn Cửa Tùng, Cửa Việt.
Để các loài thủy hải sản đánh bắt từ biển có thể sống được vài ngày trong bể kính loại lớn, các chủ nhà hàng phải sử dụng nước biển đạt chuẩn và thay nước hàng ngày. Nghề mua bán nước biển với nhiều người lúc đầu tưởng chỉ “làm chơi”, nhưng càng về sau càng đắt khách do nhu cầu của các nhà hàng kinh doanh hải sản ngày càng tăng nên số người cung cấp nước biển cũng dần tăng theo.
Ban đầu, nước biển được vận chuyển bằng xe máy và đựng trong can nhựa. Dần dần, số lượng ngày càng lớn nên người bán phải sử dụng ô tô mới phục vụ kịp nhu cầu của khách hàng. Mỗi ngày, các nhà hàng, quán nhậu hải sản ở thị trấn Cửa Tùng, Cửa Việt sử dụng hàng chục mét khối nước biển. Riêng anh Hải mỗi ngày bán khoảng 10 m3 nước biển; mùa du lịch cao điểm, anh cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu hải sản khoảng 15 m3 nước mới đáp ứng đủ nhu cầu. Giá nước biển cũng tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển gần hoặc xa. Nếu vận chuyển gần thì nước biển có giá 150 - 200 nghìn đồng/m3; còn vận chuyển xa thì có giá từ 300 - 400 nghìn đồng/m3.
Anh Hải cho biết thêm, hàng ngày từ 8 - 12 giờ là khoảng thời gian bận rộn nhất của những người làm nghề bán nước biển như anh. Bởi thời điểm này, các nhà hàng, quán nhậu hải sản gọi nước biển liên tục để thay nước trong các bể kính. Nếu không đưa nước đến kịp sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của thủy hải sản.
Buổi sáng cũng là lúc ngư dân đánh bắt thủy hải sản nhập hàng vào các nhà hàng, quán nhậu hải sản nhiều nên cần phải có nước biển tự nhiên để tránh trường hợp cá, tôm, nghẹ... bị sốc môi trường mà chết. Nên chỉ cần chậm trễ là lần sau các chủ nhà hàng sẽ gọi người khác ngay. Công việc của anh không có thời gian cố định, hễ cứ có người gọi là anh vội vàng đánh xe tải chạy qua thôn Cát Sơn, xã Trung Giang, để lấy nước biển. Có lúc thì đi sáng sớm, có lúc giữa trưa hè nóng nực.
Gập lại đoạn vòi bơm nước biển vừa được kéo ra sát đường để bán cho khách, ông Hoàng Khoa ở thôn Cát Sơn lại tiếp tục với công việc cho tôm ăn. Ông Khoa chia sẻ đã thăng trầm gắn bó với nghề nuôi tôm gần mấy chục năm nay. Còn nghề bán nước biển cho khách thì ông chỉ mới làm vài năm gần đây để kiếm thêm thu nhập.
Mới nhìn qua, nhiều người tưởng nghề này chỉ đơn giản là múc nước dưới biển lên để bán, nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Để có nước biển đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu hải sản, đòi hỏi nước biển phải sạch và có độ mặn phù hợp. Không phải cứ múc nước ở biển mang về là dùng được, mà phải lấy ở chỗ có độ sâu nhất định, nước trong, không lẫn cát, rác rưởi, độ mặn vừa phải... Khi đã chọn được vị trí thích hợp mới đặt hệ thống hút nước biển nối với các hồ chứa nước.
Hiện tại, ông Khoa đang đặt hệ thống ống hút nước biển vào vị trí hồ chứa dài gần 150 m. Bởi qua kinh nghiệm, ông Khoa cho rằng, chỉ với khoảng cách đó thì độ mặn của nước biển mới đạt 30-32/1.000 (32g/ kg). Độ mặn sẽ giảm nhẹ tuỳ theo mùa. Sự xê xích độ mặn không mấy quan trọng. Bởi chỉ với một bộ lọc được thiết kế vừa vặn để loại bỏ được rác, cát và những sinh vật trôi nổi nguồn nước biển mà hệ thống ống hút vào hồ chứa do ông lắp đặt vẫn luôn đạt mức trong sạch nhất.
Hiện nay, những người cung cấp nước biển cho các nhà hàng, quán nhậu hải sản phần lớn đều mua lại nước của các hộ nuôi tôm. Bởi nước biển ở đây được hút cách bờ cả trăm mét. Nguồn nước được lắng lọc sạch sẽ để nuôi tôm nên đảm bảo cho các loài thủy hải sản sống được. Bên cạnh đó, vào mùa mưa bão, nước biển đục, độ mặn giảm thì chỉ có các hộ nuôi tôm mới có nguồn nước biển dự trữ cung cấp cho các hộ bán nước biển.
Còn nếu tự lấy nước ở dưới biển về bán rất dễ bị nguồn nước bẩn và hậu quả sẽ khó lường. Bán nước biển mà để thủy hải sản chết do chính nguồn nước đó thì phải bồi thường cho các nhà hàng, quán nhậu hải sản. Hiện tại, mỗi ngày ông Hoàng Khoa bán khoảng 5 - 7m3 với giá 100 nghìn đồng/m3 nước biển cho các nhà hàng, quán nhậu hải sản.
Anh Nguyễn Đức Vĩnh, chủ quán nhậu hải sản ở bãi tắm Cửa Việt cho biết, các nhà hàng, quán nhậu hải sản ở thị trấn Cửa Việt hàng tuần phải mua vài mét khối nước biển để thay nước trong các bể kính lớn để các loài thủy hải sản như mực, ghẹ xanh, cá mú... tươi sống nhằm phục vụ khách hàng.
Dù các nhà hàng, quán nhậu nằm gần bãi biển, nhưng không phải cứ xách thùng, chậu xuống biển là có thể múc nước biển mang về để thả thủy hải sản tươi sống. Bởi nước biển phải đảm bảo sạch và có độ mặn phù hợp... nên luôn cần đến những người mưu sinh bằng nghề mua bán nước biển.
Sỹ Hoàng
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...
Formosa Hà Tĩnh luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc ổn định, nâng cao đời sống và phát triển bền vững cùng người lao động.
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
QTO - Luật Đất đai số 31/2024/QH15, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18/1/2024 và sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 43/2024/QH15 vào ngày 29/6/2024, là một...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã mang lại hiệu...
QTO - Trong khi cái nghèo cái khó còn đeo bám nhiều hộ dân vùng núi cao xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, vẫn có những người không chấp nhận an phận. Họ chọn...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...
QTO - Khảo nghiệm các giống lúa mới là công việc thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng lựa chọn các giống lúa tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng cao,...