{title}
{publish}
{head}
Rạng sáng ngày 26/3, tàu Dali dài 290 m với sức chứa 10.000 container đang trên đường rời cảng Baltimore để hướng đến Thủ đô Colombo của Sri Lanka đã bất ngờ va chạm với cầu Francis Scott Key (bang Maryland, Mỹ), làm sập nhịp cầu và khiến 8 người cùng một số phương tiện rơi xuống sông.
Phát biểu sau sự cố, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg cho biết: “Sự việc sẽ tác động lớn và lâu dài đến chuỗi cung ứng”.
Tiến sĩ Daraius Irani, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ đối tác chiến lược và nghiên cứu ứng dụng tại Đại học Towson nhận định vụ sập cầu này có thể gây ra gián đoạn lưu thông hàng hải, giao thông đường bộ với thiết hại ước tính 15 triệu USD/ngày.
Cầu Francis Scott Key bị sập sau sự cố hôm 26/3. Ảnh: CNBC
Được xây dựng vào năm 1977, cầu Francis Scott Key có vai trò huyết mạch đối với giao thông khu vực, với lưu lượng giao thông vào khoảng 30.000 phương tiện/ngày. Sự cố sập cầu không chỉ làm tê liệt giao thông khu vực mà còn khiến cho lưu thông hàng hải tại cảng Baltimore, mắt xích thông thương trị giá 80 tỷ USD trong chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ.
Việc cảng Baltimore buộc phải đóng cửa sau sự số này có thể gây ra thiệt hại đến 6 tỷ USD do hàng hóa không được lưu thông.
Là cảng lớn thứ 11 của nước Mỹ, vào năm ngoái, Baltimore đã tiếp nhận trung bình 207 tàu cập cảng mỗi tháng, đồng thời là khu vực trung chuyển xuất khẩu hơn 52 triệu tấn hàng hóa, với tổng giá trị 80 tỷ USD.
Ngoài ra, đây còn là cảng hàng đầu nước Mỹ về xuất nhập khẩu ô tô và xe tải trọng lượng nhẹ. Theo dữ liệu năm 2023, Baltimore đã xuất, nhập khẩu 847.158 ô tô và xe tải nhẹ. Đây cũng là năm thứ 13 liên tiếp cảng này dẫn đầu nước Mỹ về nhập khẩu các sản phẩm trên, với tổng giá trị lên đến 23 tỷ USD. Ngoài ra, một số mặt hàng nhập khẩu đáng chú ý khác là đường và thạch cao.
Goetz Alebrand, người đứng đầu bộ phận vận tải đường biển khu vực châu Mỹ của DHL Global Forwarding cho biết: “Các hãng vận tải hàng hóa phụ thuộc vào Baltimore sẽ buộc phải đánh giá lại hoạt động trong trường hợp thời gian cảng dừng hoạt động kéo dài”.
Ngay sau sự cố sập cầu, các công ty logistics dọc theo Bờ Đông nước Mỹ phải thông báo với khách hàng những thay đổi về kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Paul Brashier, Phó chủ tịch vận tải tại ITS Logistics cho biết sự cố này khiến cảng Baltimore ngừng hoạt động trong nhiều tháng, buộc các chuyến hàng của công ty phải chuyển hướng sang các cảng khác tại Bờ Đông là New York, New Jersey, sau đó là Norfolk, Virginia, gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của những cảng này. Ông cho biết nhằm hạn chế ảnh hưởng, công ty cần phải có những chuẩn bị cần thiết về năng lực vận tải và trung chuyển.
Ngoài ra, sự cố này cũng có thể dẫn đến những gián đoạn nguồn cung cấp than và xăng tại khu vực Baltimore, do một lượng ethanol được vận chuyển bằng xà lan và đường sắt.
Andy Lipow, Chủ tịch Hiệp hội Dầu Lipow cho biết: “Xăng được vận chuyển từ các nhà máy lọc dầu bằng đường ống sẽ được pha trộn với 10% ethanol. Số ethanol này được đưa đến Baltimore bằng tàu hỏa và xà lan”.
Ông cho biết ngành công nghiệp dầu mỏ đang tìm kiếm các tuyến đường cung ứng khác để thay thế cho việc vận chuyển bằng xà lan, đồng thời nhấn mạnh việc chuyển hướng này sẽ khiến chi phí vận tải biển và đường bộ tăng lên.
Cùng ngày 26/3, công ty đường sắt CSX cảnh báo khách hàng nguồn cung than đá có thể đến trễ vài ngày do vụ sập cầu.
Chia sẻ với Bloomberg, Giám đốc tài chính của Ford Motor John Lawler nhận định, các nhà sản xuất ô tô sẽ phải thay đổi tuyến vận chuyển đến các cảng khác ở Bờ Đông nước Mỹ.
Cảnh báo tác động đối với các nhà xuất khẩu, Judah Levine, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Freightos, cho biết họ sẽ đối mặt với mức phí vận tải đường sắt và đường bộ tăng nếu chuyển hướng vận chuyển sang các cảng thay thế như: Norfolk, New York hoặc New Jersey.
Madeleine Overgaard, Giám đốc dữ liệu của công ty dữ liệu thương mại toàn cầu Kpler cho biết: “Vụ sập cầu Baltimore gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu than từ các kho cảng CNX và CSX. Ngoài ra, việc nhập khẩu thạch cao và đường vào cảng Baltimore cũng sẽ bị gián đoạn”.
Luật Anh (Theo CNBC)
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Theo John Fossey, nhà phân tích cấp cao về container tại Drewry, nhiều người đột nhiên nhận ra tầm quan trọng của container đối với việc đảm bảo giá...
(Tin Tức) - Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển...
(Tin Tức) - Ngày 26/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Nga để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ, nhưng phải là một cuộc thảo luận toàn diện về mọi vấn đề.
QTO - Những dự án đường sắt cao tốc với sự hỗ trợ từ Trung Quốc đã và đang được hình thành tại Đông Nam Á cho thấy tầm quan trọng của khu vực đối với Bắc Kinh.
QTO - Do những rắc rối về pháp lý cũng như điều kiện sống khó khăn, nhiều ngôi nhà bỏ hoang tại một số thị trấn nước Ý không thể tìm được người mua, dù chỉ...
(VTC News) - Dù đã đình chỉ hỗ trợ và hợp tác an ninh với Nga, nhưng Liên minh châu Âu (EU) vẫn sẵn sàng nối lại đối thoại chống khủng bố với Moskva trong thời điểm hiện tại.
VOV.VN - Đúng như nhận định của giới phân tích, hai bên trong cuộc xung đột kéo dài gần 6 tháng qua tại dải Gaza, đã đưa ra phản ứng trái ngược với việc Hội đồng Bảo an Liên...
QTO - Ngày 11/3, Tây Ban Nha và liên minh châu Âu đã tổ chức lễ tưởng niệm 192 nạn nhân trong vụ đánh bom tàu hỏa tại Thủ đô Marid cách đây đúng 20 năm...
VOV.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 24/3 cảnh báo Israel có thể phạm tội ác chiến tranh nếu phát động chiến dịch tấn công bộ binh vào thành phố Rafah ở phía Nam dải Gaza.
QTO - Trung Quốc đang thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới nổi như: sản xuất sinh học, trí tuệ nhân tạo và nền kinh tế dữ liệu.