{title}
{publish}
{head}
Nếu Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ tăng cao.
Tưởng chừng mọi thứ đang dần yên ổn khi lạm phát có xu hướng hạ nhiệt, nền kinh tế Mỹ lại sắp phải đối mặt với mối đe dọa thực sự: thất nghiệp tăng mạnh.
Điều này đến từ việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ lãi suất cao trong thời gian dài.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có nguy cơ tăng cao. Ảnh: CNN
Trước mối đe dọa tiềm tàng, các nhà kinh tế kêu gọi Fed nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm tránh việc nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái.
Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM cho biết: “Đã đến lúc cần phải cắt giảm lãi suất do lạm phát đang giảm dần. Chúng ta cần phải cân nhắc những rủi ro đến từ tỷ lệ thất nghiệp cao.”
Theo Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, thị trường lao động đang trong tình trạng căng thẳng do sức ép từ lãi suất cao.
Ông Zandi nói với CNN: “Những sai lầm về chính sách có thể dẫn đến rủi ro lớn. Fed giữ lãi suất quá cao trong thời gian dài. Hiện họ đã phát tín hiệu cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Tôi nghĩ nếu họ cắt giảm muộn, mọi thứ sẽ thực sự trở nên tồi tệ”.
Ngay cả Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng thừa nhận những rủi ro từ việc chậm hạ lãi suất.
“Lạm phát tăng cao không phải là rủi ro duy nhất mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta cần phải hạ nhiệt trên thị trường lao động” - ông Powell nói với các nhà hoạch định chính sách vào hôm thứ Ba.
Hiện tại, dù thị trường lao động vẫn chưa gặp phải bất kỳ thách thức nào lớn khi việc làm vẫn đang được tạo ra với tốc độ ổn định, những nguy cơ tiềm tàng vẫn sẽ ập đến bất cứ lúc nào.
Theo các nhà kinh tế tại KPMG, dù vẫn ở mức thấp lịch sử, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao hơn đáng kể trong ba tháng liên tiếp. Trong khi đó, việc tuyển dụng đã chậm lại trong một số lĩnh vực, đặc biệt là giải trí và khách sạn. Cả tỷ lệ người lao động bỏ việc lẫn người được tuyển dụng đã giảm đi đáng kể.
Nhấn mạnh những thay đổi này, ông Powell cho biết thị trường lao động đang có xu hướng hạ nhiệt.
“Đây không còn là một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng nữa” – ông cho biết.
Các chuyên gia đang lo ngại về việc Fed tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt việc làm trên thị trường.
Theo số liệu được chính phủ Mỹ công bố vào ngày 5/7, thị trường việc làm đã bổ sung thêm 206.000 công việc trong tháng 6, phản ánh xu hướng cân bằng đang diễn ra.
Tuy nhiên, ông Brusuelas cho biết việc duy trì lãi suất cao trong thời gian dài có thể phá vỡ thế cân bằng của thị trường lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Chuyên gia này cảnh báo một cuộc suy thoái sớm có thể xảy ra nếu Fed không sớm cắt giảm lãi suất.
Dù vậy, nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại vẫn khiến các quan chức Fed tỏ ra thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất. Chi phí sinh hoạt cao vẫn là mối quan tâm lớn của người Mỹ.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã chậm lại đáng kể từ khi đạt mức 9% vào tháng 6/2022, rủi ro vẫn đang hiện hữu. Người Mỹ đang phải gánh chiu khoản chi phí cao hơn so với trước Covid-19.
Bên cạnh đó, những mối lo dẫn đến lạm phát tăng cao vẫn còn hiện hữu.
Việc xung đột tại Trung Đông cũng như chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine tiếp diễn đang đe dọa đến hoạt động sản xuất năng lượng tại các khu vực này cũng như trên toàn cầu.
Ngoài ra cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ cũng khiến cho Fed phải thận trọng trong cắt giảm lãi suất.
Một động thái cắt giảm lãi suất ngay trước cuộc bầu cử Mỹ có thể khiến ngân hàng trung ương này kéo vào vòng xoáy tranh đấu chính trị - ông Zandi cho biết.
Cả ông Powell và đồng nghiệp đang phải đối mặt với một quyết định khó khăn. Việc cắt giảm lãi suất quá sớm sẽ kích thích nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, dẫn đến việc lạm phát có thể bùng phát trở lại. Điều này đã từng xảy ra vào năm 1970 và các quan chức của ngân hàng trung ương lo sợ điều này sẽ tái diễn.
Hải Lâm
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Tokyo đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, đặc biệt là ngành khách sạn.
QTO - Quản lý và phát triển hệ thống xe buýt luôn là trọng tâm trong chính sách phát triển giao thông của nhiều quốc gia nhằm giải quyết tình trạng ách tắc...
QTO - Việc luôn phải đối mặt với nhiều thách thức khiến người dân không còn tin tưởng vào chính phủ.
QTO - Theo báo cáo vào ngày 4/7 của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đang thống trị cuộc đua toàn cầu về bằng sáng chế trí tuệ nhân tạo với việc đã nộp hơn 38.000...
QTO - Theo tờ Politico, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cân nhắc các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, cũng như xem xét việc không mở rộng...
QTO - Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên cắt giảm lãi suất quá sớm do nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.
QTO - Các gã khổng lồ xe điện đang hướng đến thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng trước áp lực thuế quan từ Mỹ và châu Âu.
QTO - Các chuyên gia cho rằng những lập luận của tổng thống đương nhiệm thiếu thuyết phục so với đối thủ.
QTO - Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã công bố một loạt kế hoạch tài chính về hỗ trợ phát triển nhà ở, nổi bật là khoản trợ giá 100 triệu...
QTO - Theo giới chức Ai Cập, có hơn 50.000 người hành hương tới Ả Rập Saudi trong năm nay. Số người thiệt mạng chủ yếu do phải đối mặt với cái nóng gay gắt.