Cập nhật:  GMT+7

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump: Cần phải hạn chế đối đầu với Nga

Theo tờ Politico, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cân nhắc các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, cũng như xem xét việc không mở rộng NATO sang Ukraine và Georgia.

Ông Trump được cho là đối thủ lớn nhất đối với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Cụ thể, ngày 2/7, dẫn lời hai quan chức an ninh thân cận của ông Trump, tờ Politico tiết lộ ứng cử viên thuộc Đảng Cộng hòa đang cân nhắc lại một kế hoạch dành cho Ukraine trước đây, trong đó NATO cam kết sẽ không mở rộng về phía Đông, đặc biệt là sang Ukraine và Georgia cũng như đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về phần lãnh thổ Ukraine mà Moscow hiện đang kiểm soát.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump: Cần phải hạn chế đối đầu với Nga

Cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: RT

Một nguồn tin khác cho biết ông Trump sẽ làm mọi cách để ngăn chặn việc mở rộng NATO cũng như không muốn Ukraine đưa biên giới trở lại trạng thái năm 1991, sau khi nước này tách khỏi Liên Xô và trở thành quốc gia độc lập.

Dù ông Trump khó có khả năng rút Mỹ hoàn toàn khỏi NATO, ông được cho sẽ cải tổ khối quân sự do Mỹ đứng đầu theo hướng khiến các thành viên châu Âu phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng châu Âu khó có đủ khả năng làm được điều này.

Theo một quan chức thân cận với ông Trump, nếu tái đắc cử, thành viên Đảng Cộng hòa xem xét sẽ không hỗ trợ quốc phòng và an ninh cho các đồng minh châu Âu trong khối nếu họ không chi tối thiểu 2% GDP cho quốc phòng.

Trả lời phỏng vấn của Politico, Elbridge Colby, một quan chức gần gũi với ông Trump, cho biết: “Mỹ không có đủ nguồn lực quân sự để hỗ trợ tất cả các đồng minh. Chúng tôi cần phải hạn chế đối đầu với người Nga khi biết rằng Nga-Trung đang hợp tác chặt chẽ”.

Ông nói thêm các thành viên châu Âu trong khối cần phải xây dựng lực lượng hùng mạnh nhằm ứng phó với khả năng Nga có thể triển khai một cuộc tấn công.

Là một phần trong kế hoạch tái định hướng hoàn toàn NATO dưới thời ông Trump, Mỹ sẽ duy trì các căn cứ không quân và hải quân ở châu Âu và để lại phần lớn bộ binh, thiết giáp, hậu cần và pháo binh cho các đồng minh châu lục này đảm trách.

Theo Politico, các nước EU không đủ khả năng làm được việc đó do chưa đủ tiềm lực về kinh tế và phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ.

Luật Anh


Luật Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long