{title}
{publish}
{head}
Theo một báo cáo mới từ dự án carbon toàn cầu, năm nay con người đã thải ra thêm 300 triệu tấn carbon dioxide từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nâng tổng lượng khí thải lên khoảng 37,4 tỷ tấn, tăng 0,8% so với năm trước.
Thế giới vẫn chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp để giảm thải hiệu quả
Liên Hợp Quốc cho biết thế giới cần phải giảm 42% lượng khí thải carbon vào năm 2030 để có thể đạt được mục tiêu hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C theo thỏa thuận Paris về khí hậu năm 2015.
Tuy nhiên, theo dữ liệu mới nhất đã được trình bày tại hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Azerbaijan, không có dấu hiệu nào cho thấy lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch đang đạt đỉnh.
Nhà nghiên cứu Stephen Sitch cho biết nếu thế giới vẫn tiếp tục phát thải, nhân loại sẽ chỉ còn khoảng sáu năm trước khi nhiệt độ toàn cầu vượt quá giới hạn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, ngưỡng giới hạn được nhất trí tại hội nghị Paris về khí hậu năm 2015.
Mike O'Sullivan, một trong những đồng tác giả nghiên cứu và nhà khoa học khí hậu từ Đại học Exeter, nhấn mạnh thế giới vẫn chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp để giảm thải hiệu quả. Ông kêu gọi cần có những thay đổi then chốt, trong đó nhấn mạnh việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Theo O'Sullivan, nếu các quốc gia không triển khai những biện pháp giảm phát thải hiệu quả hơn, thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với hậu quả nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu.
Năm nay loài người đã thải ra thêm 300 triệu tấn carbon dioxide từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: Euro News
Các nhà nghiên cứu đã dựa trên dữ liệu phát thải từ các nền kinh tế lớn và dữ liệu từ ngành công nghiệp dầu mỏ để đưa ra báo cáo năm nay, bao gồm cả những dự báo cho vài tháng tới. Dữ liệu này cũng cho thấy các quốc gia thải ra lượng carbon khác nhau.
Các nước đang phát triển và Trung Quốc là nguồn phát thải lớn nhất
Trong đó, các nước đang phát triển và Trung Quốc là nguồn phát thải lớn nhất. Lượng khí thải carbon từ quốc gia tỷ dân hiện chiếm khoảng 32% lượng khí thải toàn cầu. Mặc dù các chuyên gia từng kỳ vọng Bắc Kinh sẽ đạt đỉnh phát thải vào thời điểm này, lượng khí thải carbon vẫn tăng 0,2% từ năm 2023, với việc ô nhiễm than tăng 0,3%.
Ô nhiễm carbon tại Ấn Độ, quốc gia phát thải carbon nhiều thứ ba thế giới, đã tăng 4,6% trong năm nay. Điều này cho thấy các nước đang phát triển vẫn đang gặp khó khăn trong việc giảm phát thải khi nhu cầu phát triển kinh tế và công nghiệp hóa vẫn duy trì ở mức cao.
Ở chiều ngược lại, lượng khí thải carbon đã giảm ở cả Mỹ và Liên minh châu Âu. Lượng khí thải carbon tại Mỹ giảm 0,6% trong năm 2024 nhờ vào việc cắt giảm sử dụng than, dầu và xi măng. Lượng khí thải carbon từ nền kinh tế số một thế giới hiện chiếm khoảng 13% lượng khí thải toàn cầu.
Theo O'Sullivan, Mỹ và các nước như Nhật Bản, Đức, Vương quốc Anh và Ukraine đã liên tục giảm phát thải trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2023. Liên minh châu Âu, chiếm khoảng 7% lượng phát thải carbon toàn bộ cầu, đã giảm phát thải 3,8% trong năm nay, chủ yếu nhờ vào việc giảm khí thải từ than.
Dù nhiều quốc gia đã đạt được những tiến bộ nhất định, tổng lượng khí thải carbon toàn cầu vẫn tiếp tục tăng, gấp đôi so với 50 năm trước và cao hơn 50% so với năm 1999. Trong thập kỷ qua, lượng khí thải đã tăng thêm khoảng 6%.
Mohamed Adow, người sáng lập tổ chức PowerShift Africa, nhấn mạnh các quốc gia cần phải gấp rút hành động nếu không muốn thế giới phải tiếp tục gánh chịu hậu quả từ biến đổi khí hậu. Ông cho rằng các ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đang là nguyên nhân chính cản trở nỗ lực giảm phát thải của nhiều quốc gia.
Trong khi đó, các nhà khoa học cho biết tổng lượng khí thải carbon bao gồm ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch và thay đổi mục đích sử dụng đất như nạn phá rừng về cơ bản đang ổn định vì lượng khí thải từ đất đang giảm.
Nhà khoa học về khí hậu Michael Mann của Đại học Pennsylvania cho biết đây là một cột mốc quan trọng và đáng khích lệ trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng phức tạp.
Hải Lâm
QTO - Châu Âu đã trải qua một năm đầy khó khăn khi phải đối mặt với hàng loạt thách thức như bất ổn chính trị, hiệu suất kinh tế thấp. Tuy nhiên, các nhà...
QTO - Trung Quốc ngày càng đạt được thành tựu nổi bật về trí tuệ nhân tạo. Các chuyên gia trong ngành nhận định mô hình AI của Trung Quốc đang phổ biến hơn...
QTO - Kết quả khảo sát tâm lý kinh tế Đức tháng 11 đã giảm mạnh, phản ánh những lo ngại sâu sắc về tình hình chính trị trong nước và bất ổn toàn cầu, đặc...
QTO - Hôm thứ Sáu vừa qua, Trung Quốc công bố gói hỗ trợ kinh tế 5 năm trị giá 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỉ USD), nhằm giảm áp lực nợ cho chính...
QTO - Hôm thứ Sáu (ngày 8/11), Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ quan ngại về viễn cảnh Ukraine chỉ nhận được sự hỗ trợ duy nhất từ châu Âu trong cuộc...
QTO - Kỳ vọng tăng trưởng, lợi suất trái phiếu và đồng USD tăng giá, khiến vàng kém hấp dẫn hơn khi kinh tế dự kiến hồi phục dưới thời ông Trump - đó là...
QTO - Các quan chức EU lo ngại về nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại với Mỹ sau khi thành viên Đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
QTO - Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sau khi Fox News dự đoán ông đã đánh bại ứng cử...
QTO - Ngày 5/11, cử tri Mỹ chính thức bước vào Ngày bầu cử để quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống...
QTO - Theo Euronews, châu Âu đang dành nhiều sự ủng hộ cho Phó Tổng thống Kamala Harris hơn so với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua nước rút vào...
QTO - Năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo, xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục phát triển với...
QTO - Kinh tế toàn cầu chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại khi các nền kinh tế lớn: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các khu vực khác đối mặt với vô vàn thách...