{title}
{publish}
{head}
Hôm thứ Sáu (ngày 8/11), Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ quan ngại về viễn cảnh Ukraine chỉ nhận được sự hỗ trợ duy nhất từ châu Âu trong cuộc chiến với Nga.
Nhà lãnh đạo này cảnh báo dưới sự lãnh đạo của ông Donald Trump, Washington có thể rút lui khỏi cuộc xung đột này.
“Một mình châu Âu không thể tài trợ cho cuộc chiến này. Một số người vẫn muốn gửi một số tiền khổng lồ cho cuộc xung đột chắc chắn sẽ thua này. Trong khi đó ngày càng có nhiều người muốn tránh xa cuộc chiến này” - ông Orban phát biểu trên đài phát thanh quốc gia sau thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu tại Budapest.
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng ngân sách hòa bình và cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để thực hiện điều đó, sau khi ông Trump sắp đảm nhiệm vai trò lãnh đạo Nhà Trắng.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: CNBC
“Người Mỹ sẽ không còn ủng hộ xung đột ở Ukraine, họ sẽ không khuyến khích điều này” - ông Orban nhận định. “Nhiều người nói về ông Donald Trump, nhưng không ai có thể phủ nhận một điều là ông ấy chưa bao giờ bắt đầu cuộc xung đột này. Ông là người chống chiến tranh, một doanh nhân tin rằng cuộc sống sẽ tốt hơn khi không có chiến tranh.”
Ukraine phụ thuộc vào viện trợ quốc tế trong cuộc xung đột kéo dài với Nga, trong đó Mỹ và EU đóng góp phần lớn viện trợ quân sự và nhân đạo. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2/2022 đến ngày 31/8 năm nay, các quốc gia thành viên và các tổ chức EU (như Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và Ủy ban Châu Âu) đóng góp tổng cộng 161,11 tỷ euro (173,57 tỷ USD) viện hỗ trợ quân sự, nhân đạo và tài chính, trong khi Mỹ đóng góp 108 tỷ USD trong giai đoạn này.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico, quốc gia phụ thuộc nhiều vào hydrocarbon của Nga, cũng bày tỏ nghi ngờ về việc châu Âu chi tiêu quá nhiều cho Ukraine.
“Bên cạnh việc EU phải chi một khoản để hỗ trợ cho cuộc xung đột, họ cũng cần dành nguồn lực tương tự để ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp” – ông Fico chia sẻ trên Facebook.
Là đồng minh lâu năm của ông Trump, ông Orban đã ca ngợi chiến thắng của thành viên Đảng Cộng hòa là điều cần thiết cho thế giới và mô tả đây là sự trở lại lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ. Hai nhà lãnh đạo đã duy trì mối quan hệ thân thiết kể từ nhiệm kỳ tổng thống 2016-2021 của ông Trump.
Cả ông Trump và ông Orban đều kêu gọi chấm dứt xung đột ở Ukraine. Trong đó, nhà lãnh đạo Hungary cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát tăng vọt, do giá năng lượng leo thang sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga.
Ông Orban đã nhiều lần kêu gọi lệnh ngừng bắn và khởi động nhiệm kỳ chủ tịch EU bằng chuyến thăm Ukraine, Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái này khiến một số lãnh đạo đạo châu Âu bất bình vì họ cho rằng nó không đại diện cho lập trường chung của EU.
Trong khi đó, ông Trump khẳng định sẽ cắt giảm các gói hỗ trợ cho Kiev vốn được triển kahi dưới thời Tổng thống Joe Biden. Không những vậy, thành viên Đảng Cộng hòa từng cam kết sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức, mà không tiết lộ chi tiết cụ thể. Điều này làm gia tăng lo ngại về việc liệu Kiev phải nhượng lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng để đổi lấy hòa bình hay không.
Lâm Hải
QTO - Những hoài nghi về các chính sách thúc đẩy kinh tế và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Anh đang ngày càng tăng, khi một số chuyên gia cảnh báo về...
QTO - Trung Quốc đang là nhà cung cấp thiết bị năng lượng sạch hàng đầu cho khu vực Đông Nam Á.
QTO - Kỳ vọng tăng trưởng, lợi suất trái phiếu và đồng USD tăng giá, khiến vàng kém hấp dẫn hơn khi kinh tế dự kiến hồi phục dưới thời ông Trump - đó là...
QTO - Các quan chức EU lo ngại về nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại với Mỹ sau khi thành viên Đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
QTO - Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sau khi Fox News dự đoán ông đã đánh bại ứng cử...
QTO - Ngày 5/11, cử tri Mỹ chính thức bước vào Ngày bầu cử để quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống...
QTO - Theo Euronews, châu Âu đang dành nhiều sự ủng hộ cho Phó Tổng thống Kamala Harris hơn so với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua nước rút vào...
QTO - Năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo, xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục phát triển với...
QTO - Kinh tế toàn cầu chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại khi các nền kinh tế lớn: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các khu vực khác đối mặt với vô vàn thách...
QTO - Các quan chức châu Âu lo ngại bùng phát căng thẳng thương mại với Mỹ bất kể ai trở thành tổng thống.
QTO - Johor-Singapore- Đặc khu kinh tế được xem là tiền đề quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia từng là đối thủ trong quá khứ.
QTO - Nhiều địa phương phản đối các cuộc khảo sát địa điểm lưu trữ chất thải hạt nhân do lo ngại những rủi ro đối với môi trường.