
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Các ngân hàng trung ương trên thế giới được hy vọng sẽ hành động nhằm ngăn chặn nguy cơ nổ ra một khủng hoảng tài chính khiến kinh tế thế giới trầm trọng hơn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Vậy nhưng, cũng như cuộc chiến gian nan chống đại dịch hiện nay, nỗ lực chống lại nguy cơ suy thoái ngày càng hiện hữu đối với nền kinh tế toàn cầu cần nhiều hơn thế…
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres mới đây cho rằng virus đã “lây nhiễm vào nền kinh tế thế giới”, tạo ra một “nguy cơ thực sự và ngày càng gia tăng của tình trạng suy thoái toàn cầu”. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào thời gian kéo dài của việc bùng phát dịch và cách thức phản ứng của chính phủ các nước.
Hiện nay, một loạt nền kinh tế trên thế giới đang có dấu hiệu “nhiễm bệnh” vì đại dịch Covid-19, buộc các chính phủ phải hành động. Các ngân hàng trung ương của Nhật Bản, Vương quốc Anh đã phát đi thông cáo sẵn sàng can thiệp. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã bước sang giai đoạn hành động, với thông báo cấp 500 tỷ yên (4,6 tỷ USD) vốn vay ngắn hạn, đồng thời sẽ can thiệp vào thị trường.
Khu ẩm thực vắng vẻ mùa dịch ở Pattaya - điểm đến từng thu hút đông khách du lịch ở Thái Lan. Ảnh: Getty Images
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) là cơ quan cuối cùng trong số những thể chế tài chính lớn của phương Tây lên tiếng. “Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp phù hợp với mục tiêu, tùy vào nhu cầu và tương xứng với các nguy cơ tiềm ẩn”, theo tuyên bố của ECB. Bộ trưởng Tài chính các nước G7 mới đây cũng họp qua điện thoại, dấu hiệu cho thấy các chính phủ sẽ phối hợp để tìm kiếm biện pháp kích thích thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp.
Điều đáng mừng là các nước không chỉ dừng lại ở những lời hứa hẹn suông. Ngân hàng trung ương Thái Lan là ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới phản ứng với sự bùng phát của đại dịch khi quyết định hạ lãi suất xuống 1%. Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt giai đoạn 1 của một loạt các biện pháp cứu trợ tài chính nhằm giúp các công ty, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mới đây nhất, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã "bơm" 14,3 tỷ USD vào hệ thống tài chính. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa hạ lãi suất về 0%, ngang mức thấp kỷ lục năm 2015. Các ngân hàng trung ương châu Á và châu Âu cũng đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Lịch sử từng chứng kiến sự can thiệp ồ ạt của các ngân hàng trung ương sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001 nhằm vào nước Mỹ để lại những hậu quả nặng nề không chỉ cho nền kinh tế Mỹ mà cả thế giới. Các ngân hàng này cũng đã buộc phải “truyền dịch” cấp cứu cho hệ thống tài chính thế giới sau khi tập đoàn ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ năm 2008. Hiện nay, khi đại dịch Covid-19 hoành hành, các ngân hàng trung ương một lần nữa lại được kêu gọi hành động để cứu nguy trong lúc nền kinh tế thế giới bị đe dọa rơi vào tình trạng trì trệ.
Các ngân hàng trung ương thường tạo ra những tác động tâm lý rất lớn trên thị trường thông qua các quyết định điều chỉnh lãi suất của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng “vũ khí” duy nhất là lãi suất thì gần như không hiệu quả. Phạm vi can thiệp của các ngân hàng trung ương không còn giống như vào thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi đó lãi suất của Mỹ lên tới 5%. Thanh khoản hiện nay đã tương đối dồi dào và rẻ khi lãi suất định hướng của Fed hiện dao động trong khoảng 1,5% đến 1,75%.
Hơn nữa, sự can thiệp của ngân hàng trung ương chỉ có tính chất gián tiếp, thông qua các tổ chức tài chính để cho doanh nghiệp vay tiền. Trong khi đó, mối lo ngại thực sự nằm ở chỗ phải làm sao hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm trong lĩnh vực chế tạo và dịch vụ bị mất nguồn cung cấp từ Trung Quốc, hoặc lĩnh vực du lịch bị mất khách hàng, hay hỗ trợ người lao động nếu như doanh nghiệp bị đóng cửa…
Vì vậy một số quốc gia ngoài biện pháp can thiệp tài chính, đã tìm các cách khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp. Quốc đảo Singapore không chỉ cung cấp các gói hỗ trợ tài chính hàng tỷ USD mà còn hướng dẫn họ cách kinh doanh an toàn trong mùa dịch. Nước này đang tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh lên các ngành nghề để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình chuyển đổi của các ngành công nghiệp và người lao động. Một nhóm hành động sẽ được thành lập do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat dẫn đầu, cùng với các bộ trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng.
Ngoài ra, Singapore còn công bố “Hướng dẫn Kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh”, trong đó các doanh nghiệp được hướng dẫn cách quản lý rủi ro về nhân sự, quy trình kinh doanh, nhà cung cấp, khách hàng và truyền thông. Trong đó còn chỉ dẫn cách chuẩn bị trước kế hoạch khi nhân viên vắng mặt, bị cách ly hoặc lây nhiễm và hướng dẫn doanh nghiệp tìm nhà cung cấp, khách hàng thay thế khi chuỗi này bị gián đoạn.
MAI NGUYÊN
(VTC News) - Xung đột, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang khiến các nước EU đối mặt mối lo suy thoái cận kề, tuy nhiên, ác mộng của khối sẽ chỉ bắt đầu khi ...
VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,9%.
VOV.VN - Các số liệu mới nhất được Ủy ban châu Âu công bố cho thấy, các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu – Eurozone đã chống chọi tốt hơn kỳ vọng ...
GD&TĐ - Nhà kinh tế học Nouriel Roubini cảnh báo nguy cơ khủng hoảng Israel ở Trung Đông có thể gây cú sốc kinh tế toàn cầu.
(Tin Tức) - Trong năm 2022, thế giới đối mặt hàng loạt thách thức như lãi suất tăng cao, lạm phát ngoài tầm kiểm soát, các vấn đề về chuỗi cung ứng, khủng ...
Việc đồng USD liên tục trượt giá trong thời gian gần đây đang tạo ra những hiệu ứng trái chiều trên thị trường tài chính quốc tế. Trong khi một số nền kinh tế ...
Nước Mỹ đang phải đối diện với một trong những cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả nếu không muốn chính ...
Vốn là một trong những trụ cột kinh tế, bất động sản giờ đây đang là gánh nặng của nền kinh tế số một châu Âu.
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
QTO - Ấn Độ đang khẩn trương tập trận phòng thủ toàn quốc giữa nguy cơ xung đột với Pakistan. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan đã...
VOV.VN - Theo số liệu trên trang thống kê Worldometers, thế giới ghi nhận thêm 12.807 ca mắc mới và 625 ca tử vong do Covid-19 trong vòng 1 ngày.
QĐND - Công ty dược phẩm CureVac của Đức đang trở thành trung tâm cuộc cạnh tranh giành độc quyền loại vaccine chế ngự virus SARS-CoV-2 giữa Đức và Mỹ. Tối 15-3, giờ địa...
QĐND - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và trở thành đại dịch toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đều đang đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh,...
VOV.VN - Những ngày qua, thêm nhiều nước châu Phi tiếp tục xác nhận các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, trong khi đó, Libya đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
QĐND - Saudi Arabia đã phát động một cuộc chiến dầu mỏ với Nga sau khi Moscow từ chối tham gia kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu cùng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
VOV.VN - Sau 9 năm, xung đột ở Syria không còn là một cuộc nội chiến đơn thuần mà đã trở thành một cuộc chiến mở với sự can dự của các thế lực nước ngoài.