
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Saudi Arabia đã phát động một cuộc chiến dầu mỏ với Nga sau khi Moscow từ chối tham gia kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu cùng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Saudi Arabia-quốc gia dẫn đầu OPEC đã tuyên bố giảm giá dầu từ 6 đến 8 USD/thùng cho các khách hàng ở châu Á, châu Âu và Mỹ, đồng thời công bố kế hoạch tăng sản lượng đáng kể lên trên mức 12,3 triệu thùng/ngày vào tháng 4 tới bất chấp tình hình kinh tế thế giới suy thoái và nhu cầu tiêu thụ dầu sụt giảm. Đáp trả động thái nói trên của Saudi Arabia, Nga cũng tuyên bố tăng sản lượng khai thác dầu.
Quyết định này được Riyadh đưa ra sau khi OPEC không nhận được sự ủng hộ từ Nga về việc giảm khai thác sản lượng nhằm kiềm chế đà sụt giảm của giá dầu trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của dịch Covid-19. OPEC mà dẫn đầu là Saudi Arabia hy vọng các nước đồng minh, trong đó có Nga, nhất trí cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu đến 1,5 triệu thùng dầu/ngày trong quý 2-2020, đồng thời muốn kéo dài thỏa thuận cắt giảm 2,1 triệu thùng dầu/ngày hiện nay, dự kiến hết hạn trong tháng 3 này, cho đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, Moscow tuyên bố muốn đánh giá tác động toàn diện của dịch Covid-19 đối với nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trước khi hành động.
Một cơ sở sản xuất thuộc Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco của Saudi Arabia. Ảnh: Reuters
Giá dầu thế giới đang trên đà lao dốc trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải công bố dịch bệnh này là đại dịch toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” toàn cầu suy giảm do các quốc gia đưa ra quyết định hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) lây lan. Giữa lúc này, cuộc chiến dầu mỏ do Saudi Arabia khơi mào càng khiến giá dầu chao đảo.
Tiếp bước Saudi Arabia, Iraq và Kuwait-các thành viên của OPEC cũng tuyên bố giảm giá bán dầu. Theo hãng tin Bloomberg, Iraq sẵn sàng giảm giá bán dầu trong tháng 4 ở mức 5 USD/thùng đối với các khách hàng châu Á, trong khi Kuwait tuyên bố giảm giá 6 USD/thùng. Động thái của Saudi Arabia cùng các nước thành viên khác của OPEC dường như nhằm gây sức ép buộc Nga phải nhanh chóng quay trở lại đàm phán để ký thỏa thuận cắt giảm thêm sản lượng dầu. Cailin Birch, một nhà kinh tế của tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định: "Với việc phát đi tín hiệu sẽ cung cấp nhiều dầu hơn ra thị trường, có lẽ Riyadh đang hy vọng điều này sẽ buộc Nga quay trở lại bàn đàm phán”. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng điều đó khó có thể xảy ra. “Bước đi của Saudi Arabia chỉ khiến lập trường của Nga càng trở nên cứng rắn mà thôi”, nhà phân tích Amrita Sen của công ty tư vấn Energy Aspects nhận định.
Nga và các công ty dầu mỏ nước này đang ngày càng mất kiên nhẫn đối với những nỗ lực của OPEC trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ. Trong nhiều năm, Nga đã hợp tác với OPEC cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, mỗi lần cắt giảm lại buộc Moscow nhường lại thị phần cho ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ. Theo CNN, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận thấy ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ không còn mạnh. Vì vậy, khi OPEC kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu mỏ, ông Vladimir Putin đã không hưởng ứng. Mục tiêu của nhà lãnh đạo Nga là giành lại thị phần từ các nhà đầu tư dầu mỏ Mỹ. Bên cạnh đó, những "ông lớn" trong ngành công nghiệp dầu mỏ Nga lo ngại rằng chính sách cắt giảm sản lượng mạnh tay hơn nữa sẽ làm doanh thu sụt giảm và khiến thị phần rơi vào tay các đối thủ khác.
Nếu không ai chịu nhượng bộ trong thời gian tới, cuộc chiến dầu mỏ chắc chắn sẽ khiến cả hai bên bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Nga có lợi thế về tài chính hơn Saudi Arabia. Dầu mỏ chỉ đóng góp 37% vào ngân sách Nga, còn Saudi Arabia là 65%. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), để giúp cân bằng ngân sách nhà nước thì Nga cần giữ giá dầu ở mức 42,4 USD/thùng, nhưng Saudi Arabia-quốc gia phụ thuộc nhiều vào việc bán dầu phải cần duy trì giá dầu từ 83,6 USD/thùng. Từ đó có thể thấy, việc duy trì giá dầu thấp trong thời gian càng dài sẽ khiến Saudi Arabia gặp nhiều khó khăn tài chính hơn so với Nga.
LÂM ANH
(PetroTimes) - Giá dầu lao dốc hôm thứ Năm do ảnh hưởng bởi việc trì hoãn cuộc họp của liên minh OPEC+, làm dấy lên nghi vấn về sự bất hòa giữa các thành viên ...
(Tin Tức) - Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ giảm khoảng 300.000 thùng dầu xuất khẩu/ngày trong tháng 9 tới.
(CLO) Căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga đang gia tăng khi Moscow tiếp tục bơm một lượng lớn dầu thô rẻ vào thị trường, trong khi Riyadh đang nỗ lực làm tăng ...
VOV.VN - Ổn định và cân bằng thị trường dầu mỏ là một trong những trụ cột chính trong chiến lược năng lượng của Saudi Arabia.
(Vietnam+) - Tại phiên họp cấp bộ trưởng gần nhất , OPEC+ gồm 13 quốc gia do Saudi Arabia đứng đầu và 10 nước ngoài khối với Nga dẫn đầu đã đồng ý giảm sản ...
(Tin Tức) - Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+) đã quyết định giữ nguyên sản lượng dầu trong cuộc họp hôm 4/12, sau khi Nhóm ...
(VTC News) - Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cho biết nhóm này sẽ cắt giảm sản xuất 2 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ tháng 11.
(Vietnam+) - IEA nhấn mạnh nền kinh tế suy giảm cùng với giá cả leo thang do kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đang khiến nhu cầu dầu trên thế giới ...
QTO - Triển vọng phục hồi của Hàn Quốc trong năm 2025 đối mặt nhiều thách thức do tiêu dùng chững lại, đầu tư sụt giảm và căng thẳng thương mại kéo dài.
QTO - Việc đồng USD liên tục trượt giá trong thời gian gần đây đang tạo ra những hiệu ứng trái chiều trên thị trường tài chính quốc tế. Trong khi một số...
VOV.VN - Sau 9 năm, xung đột ở Syria không còn là một cuộc nội chiến đơn thuần mà đã trở thành một cuộc chiến mở với sự can dự của các thế lực nước ngoài.
(Tin Tức) - Tính tới 6 giờ sáng 13/3, thế giới đã có 134.510 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra và 4.970 ca tử...
VOV.VN -Dịch Covid- 19 đang diễn biến ngày càng nguy cấp trên khắp châu Âu, buộc chính phủ nhiều nước đưa ra các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn dịch.
VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cáo buộc Syria vi phạm lệnh ngừng bắn đạt được mới đây ở Idlib, đồng thời dọa sẽ tấn công “mạnh tay hơn”.
VOV.VN - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch.
(Infonet) - Thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib được ký kết giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 5/3 chỉ là giải pháp hạ nhiệt mang tính tình thế, thỏa thuận này có thể sẽ bị phá vỡ bất cứ...