![](http://c.baoquangtri.vn/dgrs/img/thumb.gif)
{title}
{publish}
{head}
Rác thải sinh hoạt ùn ứ từng đống lớn. Nhiều bãi rác tự phát hình thành gần khu dân cư, thậm chí nằm ngay bên những con đường lớn gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan. Đó là thực trạng đang diễn ra tại một số địa phương ven biển thuộc huyện Hải Lăng, Gio Linh, cần có giải pháp để xử lý dứt điểm.
Kinh phí cấp không đủ thuê xe chở rác đi đổ
Con đường nhựa thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng cách trung tâm UBND xã không xa, đang tồn tại một bãi rác lớn . Khoảng 2/3 hộ dân xã Hải Khê tập kết rác tại đây. Khi chúng tôi đến ghi hình, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Bãi rác tự phát này dọc theo con đường đất đỏ vào điểm tập kết đã được địa phương quy hoạch trước đó, tiếp tục tràn ra gần cả trăm mét con đường nhựa mới làm vốn sạch đẹp.
Phó Chủ tịch UBND xã Hải Khê Trương Xuân Tính thừa nhận tình trạng người dân địa phương đổ rác tự phát dẫn đến hình thành các bãi rác lớn, khó kiểm soát. “Các hộ dân đóng tiền thu gom rác thì đổ đúng điểm, số còn lại đổ tự phát. Xã, các đoàn thể, thôn đã tổ chức tuyên truyền, thậm chí canh gác để ngăn chặn tình trạng người dân đổ rác tự phát nhưng rác vẫn cứ tập trung vào đây, hình thành cả... núi rác”, ông Tính nói.
Một bãi rác lớn ngay con đường bê tông vào thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng - Ảnh: Q. Hải
Mỗi năm, xã Hải Khê được hỗ trợ 20 triệu đồng để thuê xe chở rác đi đổ nhưng chừng đó chẳng thấm vào đâu. “Vì Hải Khê ở xa bãi rác nên công vận chuyển cao, mỗi xe hết 1,5 triệu đồng. Trong khi đó, hai điểm tập kết trên địa bàn khối lượng rác hằng năm rất lớn nên không đủ kinh phí thuê xe. Số rác còn lại buộc phải đốt chứ chôn lấp thì liên quan đến nhiều vấn đề”, ông Tính cho biết thêm.
Cạnh Hải Khê, xã Hải An (huyện Hải Lăng) cũng xuất hiện nhiều bãi rác tự phát. Đơn cử ven con đường bê tông dẫn vào thôn Mỹ Thủy, một bãi rác trải dài cả chục mét và có nguy cơ lan rộng hơn. Ông Nguyễn Công Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết, trên địa bàn hiện có 4 điểm tập kết rác tại 4 thôn. Việc hình thành các bãi rác tự phát một phần do tập quán sinh hoạt lâu đời của người dân. Từ huyện đến xã, hội phụ nữ nhiều lần tổ chức tuyên truyền đổ rác đúng nơi quy định nhưng ý thức người dân còn hạn chế.
“Cả xã Hải An mỗi năm phát sinh khoảng 50 xe rác. Trong khi đó, kinh phí 20 triệu đồng huyện hỗ trợ chỉ đủ chở được 15 xe rác đi đổ. Số rác còn lại xã tự hủy hoặc chôn lấp, mà việc làm này lại gây ra ô nhiễm môi trường. Vì thế, chúng tôi đề xuất UBND huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ thêm kinh phí”, ông Tuấn cho hay.
Để xử lý tình trạng vứt bừa bãi rác thải sinh hoạt , ông Tuấn cho rằng cần sớm gắn camera ghi lại bằng chứng xử phạt, vì các bãi rác xa khu dân cư nên cán bộ khó túc trực kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là khâu phân loại rác tại nhà. “Khâu phân loại rác tại các hộ gia đình rất quan trọng vì sẽ giảm thiểu được rác hữu cơ. Rác hữu cơ thì người dân tự hủy tại nhà được hoặc tái chế làm phân bón. Rác vô cơ thu gom đúng nơi quy định, xã sẽ chở đi xử lý hết”, ông Tuấn đưa ra ý tưởng.
Ngoài ra, việc xử phạt cũng cần được sớm tiến hành nhằm nâng cao ý thức người dân. “Công an xã cùng UBND xã cần áp dụng các quy định xử phạt hành vi đổ rác thải sai quy định gây ô nhiễm môi trường để răn đe”, ông Tuấn đề xuất.
Cần nỗ lực để có môi trường trong sạch
Tình trạng rác thải sinh hoạt ùn ứ do người dân tập kết không đúng nơi quy định đang là vấn đề cấp bách ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh. Ngay cạnh tấm bảng thông báo “cấm đổ rác” của UBND thị trấn Cửa Việt đặt trên vỉa hè Quốc lộ 9 đoạn gần bãi tắm là một bãi rác lớn.
Đi dọc một số tuyến đường khác trong thị trấn cũng không khó tìm thấy những bãi rác tự phát khác. Thực trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, mỹ quan của thị trấn Cửa Việt - địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng.
Người dân đổ rác trên đường ở thị trấn Cửa Việt - Ảnh: Q. Hải
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt Mai Văn Minh cho biết, trước đây địa phương thường xuyên hợp đồng với Trung tâm môi trường đô thị huyện vận chuyển rác. Từ tháng 1/2025, trung tâm thay đổi phương thức thu gom rác.
Cụ thể, trước đây rác được người dân tập kết tại các xe ở những điểm quy định, sau đó xe chuyên dụng đến chở đi, nhưng hiện nay các hộ gia đình tập kết rác trước nhà sau đó có người đến thu gom. “Vì thói quen tập kết rác như trước đây nên người dân cứ thế mang ra chỗ cũ bỏ dẫn đến tình trạng ùn ứ, hình thành các bãi rác tự phát. Hơn nữa, mỗi tuần mới thu gom một đến hai lần nên việc người dân tập kết rác trước nhà cũng nảy sinh bất cập, như mùi hôi chẳng hạn. Từ đó, người dân lén lút vứt rác ở các điểm tập kết sai quy định”, ông Minh giải thích.
Để khắc phục tình trạng này, ông Minh cho biết thị trấn sẽ sớm làm việc với trung tâm môi trường đô thị và đại diện các khu phố để bàn lại cách thu gom rác sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, thị trấn tiếp tục tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như dùng loa, cắm thông báo để người dân nâng cao ý thức. Đặc biệt, địa phương sớm gắn camera theo dõi để xử phạt những trường hợp đổ rác sai quy định. “Trước mắt, chúng tôi sẽ tự bỏ kinh phí thuê xe chở các đống rác ứ đọng để trả lại môi trường trong sạch cho thị trấn”, ông Minh nói.
Có thể thấy, xử lý rác thải sinh hoạt đang vấn đề cấp bách ở những xã, thị trấn ven biển. Để giữ gìn môi trường sống trong sạch, thiết nghĩ bên cạnh những giải pháp quyết liệt, kịp thời của chính quyền thì người dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc thu gom, tập kết rác, chung tay bảo vệ môi trường.
Quang Hải
QTO - Tình trạng trẻ em đeo bám, xin tiền du khách đến tổ chức các hoạt động tri ân ở Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia (LSQG) Đường 9, TP. Đông Hà xuất hiện...
QTO - Thời gian qua, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đảm bảo trật tự...
QTO - Anh Lê Đức Tuấn (sinh năm 1979), ở thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, công tác tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty Cổ phần Tổng...
QTO - Xác định cải cách hành chính (CCHC) theo cơ chế một cửa là khâu then chốt trong lộ trình CCHC, thời gian qua, xã Tà Rụt, huyện Đakrông đã tập trung...
QTO - Quảng Trị là vùng đất hằng năm phải đối mặt với những khó khăn do thiên tai gây ra. Để chia sẻ những khó khăn đó, hằng năm nhiều tổ chức, cá nhân đã...
QTO - Những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, trên con đường hướng về Khe Sanh miền Tây Quảng Trị, chúng tôi theo nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, đi qua xã Hướng...
QTO - Ngày 16/2/2025, Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt bà con Quảng Trị đang sinh sống, công tác, học tập tại TP. Hồ Chí Minh...
QTO - Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột ở nhiều tỉnh, thành cả nước, trong đó có vụ ngộ độc tập thể trên 30 cháu. Bên...
QTO - Bị khuyết tật chân bẩm sinh, chị Nguyễn Thị Lê (sinh năm 1968) ở Đội 6, thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, lâu nay không có việc làm ổn...
QTO - Vừa qua kỳ nghỉ tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh lo lắng khi nghe giáo viên thông báo ngừng dạy thêm để thực hiện nghiêm Thông tư 29 của Bộ Giáo dục...
QTO - Mẹ tên là Trần Thị Chánh. Cái tên đã làm nên con người mẹ: chính trực, khảng khái và bản lĩnh. Một người phụ nữ can trường, cầm gậy gộc đi theo cách...
QTO - Chúng tôi ngược ngàn lên với các bản làng biên giới Quảng Trị, khi mùa xuân vẫn còn vương vấn. Chứng kiến sự “thay da, đổi thịt” trên từng con đường,...