Cập nhật:  GMT+7

Cam Lộ, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Trong dòng chảy lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, mảnh đất và con người Cam Lộ vốn giàu truyền thống yêu nước, kiên trung, nghĩa tình, đã vinh dự hai lần được chọn mang sứ mệnh to lớn “Kinh đô kháng chiến”, đó là thành Tân Sở ở xã Cam Chính-nơi vị vua yêu nước trẻ tuổi Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp và thành Vĩnh Ninh ở thị trấn Cam Lộ- nơi đặt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cam Lộ là “miền sương ngọt”, đất lành nuôi dưỡng các phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng, nơi những người dân quê hiền lành, chất phác đã hóa thành anh hùng, dũng sĩ trên trận địa chống quân thù.

Cam Lộ, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Anh Tuấn giới thiệu về Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương cho TS Amandine Dabat hậu duệ vua Hàm Nghi và đoàn công tác - Ảnh: N.T.H

Nhà bác học Lê Quý Đôn khi làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa năm 1776 từng ghi lại vai trò địa-chính trị trọng yếu của vùng đất Cam Lộ trong Phủ Biên tạp lục: “Xã Cam Lộ huyện Đăng Xương ở thượng lưu sông Điếu Ngao, dưới thông với Cửa Việt, trên giáp với nguồn Sài đất Ai Lao, đường sá của dân Man đều ra từ đây; ở xa thì nước Lạc Hoàn, nước Vạn Tượng, phủ Trấn Ninh, châu Quy Hợp; các bộ tộc Lào đều có đường thông từ đây, rất là xung yếu...”.

Thật vậy. Trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Cam Lộ là nơi tụ nghĩa, khởi phát các phong trào yêu nước. Để chuẩn bị kế hoạch cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng Sơn phòng Tân Sở ở vùng đất bán sơn địa xã Cam Chính, huyện Cam Lộ từ năm 1883 đến đầu năm 1885 hoàn thành.

Sau sự kiện binh biến thất thủ Kinh đô Huế, ngày 13/7/1885, tại thành Tân Sở, vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu, văn thân và Nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến để bảo vệ quê hương, đất nước. Phong trào Cần Vương phát triển lan rộng trở thành hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang hưởng ứng Chiếu Cần Vương trên khắp cả nước, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896.

Khi vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt đưa đi lưu đày ở Algérie năm 1888, nhiều sĩ phu yêu nước đã chọn ở lại vùng đất Nhà Tằm Tân Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ làm cơ sở trồng dâu nuôi tằm che mắt giặc và gây dựng phong trào cách mạng.

Chính tại Nhà Tằm Tân Tường là nơi ra đời một trong ba chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Quảng Trị, cũng là địa điểm thành lập Tỉnh ủy Quảng Trị chính thức tháng 11/1930 để lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vùng đất Cam Lộ với vị trí chiến lược án ngữ trên hành lang Bắc- Nam và Đông-Tây qua con đường số 9 xuyên Đông Dương trở thành chiến trường ác liệt. Những địa danh nổi tiếng như: Cao điểm 241 (Carol), Đầu Mầu, Fuler, Động Toàn, Ba Hồ... gắn liền với những chiến công oanh liệt của quân dân Cam Lộ và các đơn vị chủ lực quân giải phóng, khiến kẻ địch kinh hồn bạt vía.

Xã Cam Chính và xã Cam Nghĩa ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ vốn giàu truyền thống cách mạng, được Tỉnh ủy Quảng Trị chọn lãnh đạo phát động phong trào Đồng khởi vào tháng 7/1964 với khí thế long trời lở đất diệt ác, phá kìm kẹp, giành được thắng lợi nhanh chóng, giành chính quyền về tay Nhân dân.

Phong trào Đồng khởi Cùa lan rộng trong toàn tỉnh, tạo thế và lực để quân dân Cam Lộ nói riêng và quân dân tỉnh Quảng Trị nói chung phối hợp cùng với bộ đội chủ lực tiến công mạnh mẽ trên khắp các mặt trận, đập tan các tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh của địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị vào ngày 1/5/1972.

Cam Lộ, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

TS Amandine Dabat (thứ 7 từ trái sang), hậu duệ vua Hàm Nghi ở Pháp đến thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ - Ảnh: N.T.H

Sau khi tỉnh Quảng Trị-tỉnh đầu tiên của miền Nam Việt Nam được giải phóng, đầu năm 1973, huyện Cam Lộ vinh dự được chọn đặt thủ phủ của Chính phủ CMLTCHMNVN-biểu tượng cho khát vọng hòa bình, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong 2 năm 1973-1975, Chính phủ CMLTCHMNVN đã đón 49 đoàn khách quốc tế và đại sứ các nước đến trình Quốc thư; đặc biệt là sự kiện tiếp đón lãnh tụ Cu ba Fidel Castro, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp Goerges Marchais...đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị, khẳng định niềm tin tưởng vào tấm lòng thủy chung, kiên trung với Đảng, với cách mạng của mảnh đất và con người Cam Lộ.

Với truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng kiên cường, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Trị nói chung, huyện Cam Lộ nói riêng đã bảo vệ các hoạt động của Chính phủ CMLTCHMNVN tuyệt đối an toàn; đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động đối ngoại, tổ chức mít tinh quần chúng ra mắt Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN ngày 6/6/1973 có đại biểu các nước bạn bè khắp năm châu tới dự.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Chính phủ CMLTCHMNVN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Khu di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Cam Lộ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử đặc biệt của di tích để truyền ngọn lửa yêu nước nồng nàn cho thế hệ mai sau, khơi dậy niềm tự hào và khát vọng cống hiến xây dựng quê hương phát triển giàu đẹp xứng đáng với truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước.

Ngày nay, giá trị lịch sử đặc biệt và truyền thống anh hùng vùng đất hai lần vinh dự chọn làm “Kinh đô kháng chiến” của dân tộc được tôi luyện qua các phong trào cách mạng trở thành nguồn lực, động lực to lớn để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cam Lộ tiếp tục kiến thiết, dựng xây quê hương sau ngày hòa bình thành huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng nông nghiệp giá trị gia tăng cao gắn với cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch - đẹp, trở thành những miền quê đáng sống.

Nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMNVN Nguyễn Thị Bình từng khẳng định: “Năm tháng và cát bụi thời gian có thể làm mờ dấu chân của những người làm nên lịch sử, nhưng những giá trị thiêng liêng của lịch sử nhân văn vì độc lập, tự do của dân tộc sẽ mãi trường tồn cùng nhân loại”. Những giá trị thiêng liêng của lịch sử là điểm tựa vững bền để mảnh đất và con người Cam Lộ đi tới phồn vinh, hạnh phúc...

Thanh Hải

Tin liên quan:
  • Cam Lộ, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử
    Bảo tàng Quảng Trị - Nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa

    Bảo tàng Quảng Trị là thiết chế văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, mà còn là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đến với nơi này để hiểu, tự hào, trân trọng và phát huy giá trị truyền thống của quê hương Quảng Trị trong hành trình đi lên.

  • Cam Lộ, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử
    Nơi lưu giữ những ký ức thể thao

    30 năm qua kể từ ngày thành lập, Khu phố 5, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, luôn được đánh giá là đơn vị có phong trào thể dục thể thao (TDTT) phát triển vững mạnh. Người dân địa phương rất yêu thích thể thao, có tinh thần đoàn kết, chung sức xây dựng phong trào. Đặc biệt hơn, tại đây còn có một địa điểm lưu giữ tất cả những kỷ vật, hình ảnh, ký ức về truyền thống và thành tích thể thao của thế hệ vận động viên (VĐV), các đội bóng và con em địa phương qua nhiều thập kỷ...


Thanh Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bên ven bờ Hiền Lương...

Bên ven bờ Hiền Lương...
2025-05-03 07:30:00

QTO - Quảng Trị-vùng đất hàm chứa giá trị sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có cuộc hành trình ra cầu Hiền...

Về nơi đất lửa, đất lành

Về nơi đất lửa, đất lành
2025-05-03 07:10:00

QTO - Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp theo đoàn cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa. Điểm đến là các địa danh ghi dấu những...

Thấp thỏm nỗi lo mồ côi

Thấp thỏm nỗi lo mồ côi
2025-05-03 06:50:00

QTO - Mẹ lâm trọng bệnh, không biết cậy nhờ ai, hai anh em: Nguyễn Gia Huy và Nguyễn Hải Đăng (học sinh Trường Tiểu học và THCS Hải Hòa, huyện Hải Lăng)...

Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh

Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh
2025-05-03 06:10:00

QTO - Dòng họ Lê Tích ở xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, nổi tiếng gan dạ trong chiến tranh. Cùng với người dân Quảng Trị, con cháu dòng họ này luôn yêu...

Khắc sâu tình Mẹ

Khắc sâu tình Mẹ
2025-05-03 06:00:00

QTO - Trên khắp mọi miền quê Quảng Trị, có hàng ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) - những người được xem là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh cho khát...

Giữ cốt cách người Quảng Trị

Giữ cốt cách người Quảng Trị
2025-05-02 07:20:00

QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...

Bên ly cà phê nhìn ra vườn Dinh Thống Nhất

Bên ly cà phê nhìn ra vườn Dinh Thống Nhất
2025-05-01 06:50:00

QTO - Vào Sài Gòn có cả vạn quán cà phê, nhưng cà phê “dinh” là nơi tôi thường hẹn bạn bè ở đó. Cà phê dinh là cách gọi quán cà phê nằm trong khuôn viên...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long