
{title}
{publish}
{head}
Trên khắp mọi miền quê Quảng Trị, có hàng ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) - những người được xem là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh cho khát vọng tự do, hòa bình của dân tộc. Khắc ghi công lao ấy, những năm qua, công tác chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ VNAH luôn được các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm nhằm thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân với những cống hiến, hy sinh cao cả của các mẹ.
Đoàn Thanh niên xã Phong Bình tổ chức sửa chữa, sơn lại nhà cho Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nậy - Ảnh: Đ.P.B
Mẹ Nguyễn Thị Nậy, ở thôn Gia Môn, xãPhong Bình, huyện Gio Linh, là1 trong 4 Bà mẹ VNAH còn sống trên địa bàn huyện Gio Linh. Mẹ năm nay 96 tuổi, hiện sống cùng người con trai út. Tuổi cao, sức yếu nên mẹ không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên. Thế mà khi thấy nhà có các bạn đoàn viên, thanh niên tới thăm hỏi, mẹ như khỏe hơn và chuyện trò vui vẻ.
Đứng bên bàn thờ chồng, con, Mẹ Nậy rưng rưng nói: “Chồng mẹ là liệt sĩ Nguyễn Đức Gia, hy sinh năm 1967, con trai đầu làliệt sĩ Nguyễn Đăng Hào, hy sinh năm 1971. Bao năm qua, dù nhận được tin báo chồng, con đã hy sinh nhưng trong lòng mẹ vẫn luôn ngóng đợi một phép màu sẽ mang họ trở về.
Giờ đây đã ở cái tuổi gần đất xa trời, e rằng phép màu đó không thể xảy ra. Nhưng nhờ có các con, các cháu đoàn viên thường xuyên đến quan tâm, chăm lo mọi thứ nên mẹ cũng phấn khởi và vui khỏe hơn”. Mẹ Nậy từng tham gia kháng chiến, tập kết ra Bắc, làm nhiệm vụ tải đạn, chăm sóc bệnh binh. Sau khi chồng và người con cả hy sinh, Mẹ tiếp tục phục vụ kháng chiến và nuôi người con còn lại khôn lớn.
Bí thư Đoàn Thanh niên xã Phong Bình Trần Thao cho biết: Xã Phong Bình có 30 Bà mẹ VNAH, hiện chỉ còn Mẹ Nguyễn Thị Nậy còn sống. Vào tháng 9/2024, Đoàn Thanh niên xã Phong Bình tổ chức hỗ trợ sơn sửa nhà cho Mẹ trong khuôn khổ chương trình “Điều ước số 7”; thường xuyên tổ chức các chương trình “Bữa cơm gia đình - ấm lòng tình Mẹ” và các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, động viên Mẹ cùng thân nhân vươn lên trong cuộc sống.
Thông qua các hoạt động này, thế hệ trẻ chúng tôi có dịp bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những hy sinh, cống hiến to lớn của Mẹ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mong rằng Mẹ có nhiều sức khỏe, an hưởng tuổi già, động viên con cháu tiếp tục phát huy truyền thống quý báu của gia đình, phấn đấu học tập, lao động, góp sức xây dựng quê hương.
50 năm kể từ ngày đất nước hòa bình, non sông thống nhất, trải qua hai cuộc kháng chiến giành độc lập, Quảng Trị - nơi từng là “túi bom”, “chảo lửa”, nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt hai miền đã hứng chịu biết bao đau thương, mất mát. Trong đó, có hàng ngàn người mẹ đã vĩnh viễn mất đi chồng, con. Đến nay, toàn tỉnh có 2.861 Mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 19 Mẹ còn sống.
Những năm qua, bên cạnh thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, hằng năm, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ luôn được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể đặc biệt quan tâm. Nổi bật là nhiều mô hình có ý nghĩa của tuổi trẻ ở cơ sở với những hoạt động hỗ trợ: tổ chức chương trình “Bữa cơm gia đình - ấm tình lòng Mẹ”, thăm hỏi, tặng quà, động viên các Bà mẹ VNAH còn sống cũng như thân nhân của các Mẹ nhân các dịp lễ, tết...; chăm sóc sức khỏe định kỳ, khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các Mẹ; giới thiệu và trao tặng bộ sách Bà Mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Quảng Trị gồm 2 tập, dày gần 3.000 trang, giới thiệu về 2.861 Bà mẹ VNAH trên địa bàn tỉnh cùng hoạt động dâng hương tri ân, dọn dẹp, tu sửa nhà cửa tại gia đình các Mẹ.
Tại huyện Hải Lăng, mô hình “Mừng sinh nhật Mẹ” của Huyện đoàn Hải Lăng là một trong những hoạt động được nhiều đoàn viên, thanh niên hưởng ứng và các cấp bộ đoàn ghi nhận, đánh giá cao. Mô hình này cũng đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, mang đến niềm vui, sự chia sẻ cho các Mẹ; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ; giúp đoàn viên, thanh niên biết tiếp thu, phát huy, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tham gia thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; thể hiện sâu sắc nghĩa cử tri ân, lòng biết ơn và tình cảm của thế hệ trẻ hôm nay dành cho các Mẹ.
Chỉ còn ít ngày nữa, Mẹ VNAH Đào Thị Vui, ở thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tròn 103 tuổi. Mỗi năm, vào dịp này, đoàn viên, thanh niên xã Hải Thượng đều chuẩn bị mừng sinh nhật Mẹ thật chu đáo. Mẹ Vui chia sẻ: “Sự quan tâm, chăm sóc này là động lực để mẹ tiếp tục sống vui, sống khỏe, vơi bớt những nỗi buồn đau.
Các dịp lễ, tết, ngày sinh nhật hay bất cứ lúc nào mẹ cần, luôn có các cháu đoàn viên, thanh niên đến cùng chia sẻ, chuyện trò”. Mẹ Vui sinh năm 1923, có chồng và người con trai duy nhất hy sinh trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
Bản thân Mẹ cũng là cơ sở cách mạng kiên trung, đào hầm nuôi giấu cán bộ và từng bị địch bắt, tù đày. Mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ VNAH vào ngày 17/12/1994 và Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba.
Gia đình Mẹ được Chính phủ tặng “Bảng gia đình vẻ vang chống Mỹ cứu nước”. Ngày quê hương sạch bóng quân thù, trong niềm vui “được nhìn thấy hòa bình”, Mẹ lặng lẽ nuốt nỗi buồn vào tim khi không còn nhìn thấy chồng, con trở về...
Các Bà mẹ VNAH trên địa bàn tỉnh đều đã ở tuổi “gần đất xa trời”. Vì vậy, việc chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ là trách nhiệm chung của chúng ta, trong đó nổi bật là thế hệ trẻ hôm nay.
Hoài Diễm Chi
QTO - Quảng Trị-vùng đất hàm chứa giá trị sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có cuộc hành trình ra cầu Hiền...
QTO - Trong dòng chảy lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, mảnh đất và con người Cam Lộ vốn giàu truyền thống yêu nước, kiên trung, nghĩa tình, đã...
QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...
QTO - May mắn sinh ra vào thời điểm nước nhà thống nhất nên các nhân vật sinh năm 1975 mà chúng tôi gặp gỡ đã chứng kiến bao đổi thay của quê hương. Biết...
QTO - Những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên sông Bến Hải đoạn qua xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, có một bến đò chuyên thực hiện...
QTO - Trong ngày tháng Tư lịch sử, tôi tìm về làng Cát Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị gặp ông Hoàng Ngọc Dũng-người chiến sĩ du kích...
QTO - Vào Sài Gòn có cả vạn quán cà phê, nhưng cà phê “dinh” là nơi tôi thường hẹn bạn bè ở đó. Cà phê dinh là cách gọi quán cà phê nằm trong khuôn viên...
QTO - Một sớm cuối tuần của những ngày tháng Tư rộn ràng, tôi đi trên tuyến Metro ngó thành phố trong ánh nắng vàng réo rắt. Những tòa nhà cao vút khảm lên...
QTO - Những ngày tháng 4 lịch sử, thời điểm cả nước đang nô nức kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2025), chúng tôi có...
QTO - Một ngày đầu tháng Tư năm nay, tôi có chuyến đi cùng anh Phạm Quyến, 68 tuổi, người Quảng Trị là Việt kiều ở Mỹ. Đợt về nước lần này, anh Quyến nhờ...
QTO - Những ngày này, trong không khí hồ hởi, háo hức đón mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, tôi lại hay nghĩ đến câu...
QTO - Thuyết phục mãi, ông Trần Kiệm mới kể cho tôi nghe câu chuyện về “Tiểu đội không về” mà ông là tiểu đội trưởng. Tên “Tiểu đội không về” do ông Kiệm...