Cập nhật:  GMT+7

Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh

Dòng họ Lê Tích ở xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, nổi tiếng gan dạ trong chiến tranh. Cùng với người dân Quảng Trị, con cháu dòng họ này luôn yêu nước nồng nàn, lớn lên đa số đều cầm súng ra trận bảo vệ quê hương. Ngày đất nước hòa bình, thống nhất, dòng họ Lê Tích chỉ còn lại 5 gia đình, có đến 17 liệt sĩ và 6 Mẹ Việt Nam anh hùng.

Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh

Con cháu dòng họ Lê Tích thường xuyên đến dâng hương ở Nghĩa trang Liệt sĩ xã Hiền Thành - Ảnh: TÚ LINH

Những ngày tháng Tư lịch sử, trong thời khắc cả nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, con cháu dòng họ Lê Tích tập trung về ngôi nhà của ông Lê Tích Quý, trưởng tộc Lê Tích ở thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành, cùng nhau dâng hương các liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng là con em của dòng họ.

Câu chuyện xúc động về tấm lòng yêu quê hương, trách nhiệm với đất nước của dòng họ Lê Tích được kể lại khiến nhiều người tự hào, xen lẫn ngậm ngùi. Ông Lê Tích Anh, cán bộ hưu trí kể, con cháu của dòng họ có nhiều người sớm giác ngộ cách mạng, đứng vào hàng ngũ Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương giành thắng lợi. Tháng 8/1945, ông nội của ông Lê Tích Anh là Lê Tích Mỹ cùng các đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Cửa Tùng, một trong 4 khu vực của Vĩnh Linh lúc đó tập trung đông quân lính và cơ quan đầu não thuộc chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Dòng họ Lê Tích thời kỳ nào cũng luôn sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Ở Hiền Thành, nhiều người vẫn còn nhớ câu chuyện mỗi lần quân đội thực dân Pháp hành quân qua địa bàn phía Đông huyện Vĩnh Linh rất ngại lực lượng dân quân, du kích vùng này, nhất là sự gan dạ, mưu trí, anh dũng của dòng họ Lê Tích, nên chúng tuyên bố sẽ tìm cách giết sạch con cháu của dòng họ này. Nhưng con cháu của dòng họ Lê Tích không bao giờ nao núng tinh thần, luôn tiến lên phía trước.

Ông Lê Tích Mỹ có hai người con trai hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, trong đó có liệt sĩ Lê Tích Ngọ, hy sinh vào năm 1968 tại huyện Hải Lăng, là bố của ông Lê Tích Anh. Vợ của ông Mỹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Nồng.

Mỗi một gia đình ở dòng họ Lê Tích như là một trang sử đỏ hào hùng. Ông Lê Tích Bằng, anh em chú bác với ông Lê Tích Anh, là cháu nội của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Tịch. Mẹ Tịch có 3 người con và 1 cháu là liệt sĩ, lần lượt là: Lê Tích Sửu, Lê Tích Lương, Lê Thị Chút và Lê Tích Thìn. Ông Bằng chia sẻ, gia đình, dòng họ luôn tự hào có nhiều người con đóng góp công lao to lớn cho cách mạng, song nhiều lúc cũng chạnh lòng bởi sự quan tâm nào cũng khó bù đắp được những mất mát ruột thịt.

Câu chuyện hy sinh cho Tổ quốc của con cháu dòng họ Lê Tích đã góp phần làm cho lịch sử cách mạng xã Hiền Thành thêm sáng ngời. Anh Lê Tích Phương, cán bộ đang công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, tự hào cho biết, riêng đại gia đình của anh đã có đến 6 liệt sĩ và 2 Mẹ Việt Nam anh hùng là Lê Thị Kiệc và Lê Thị Thừa. Ông nội của anh sinh được 5 người con trai thì có 4 người anh dũng hy sinh, là các liệt sĩ Lê Tích Nậy, Lê Tích Tài, Lê Tích Đằng, Lê Tích Quý; còn ông Lê Tích Sáng, bố anh là thương binh. Hằng năm đến ngày 27/7, gia đình làm mâm cơm giỗ chung cho tất cả 8 người. Chưa kể, đến ngày hy sinh của mỗi liệt sĩ, ngày qua đời của hai mẹ, vợ chồng anh đều làm mâm cơm cúng tưởng nhớ, tri ân cho những người ruột thịt có công với nước; góp phần giáo dục các con sống luôn phải biết ơn và trân trọng lịch sử hào hùng của gia đình, dòng họ, quê hương.

Chủ tịch UBND xã Hiền Thành Lê Đức Kiêm cho biết, Nhân dân xã Hiền Thành luôn anh dũng, gan dạ trong quá trình đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Cũng như các dòng họ khác ở Hiền Thành, dòng họ Lê Tích có nhiều đóng góp cho cách mạng và chịu đựng sự hy sinh, mất mát rất to lớn. Kết thúc những năm tháng chiến tranh, dòng họ Lê Tích chỉ còn lại 5 gia đình, nhưng tự hào có đến 17 liệt sĩ và 6 mẹ Việt Nam anh hùng.

Trong số những người hy sinh đến nay vẫn có liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Sau ngày đất nước thống nhất, dòng họ Lê Tích luôn thể hiện khí chất bất khuất, cùng nhau từng bước vượt qua khó khăn, gắn kết yêu thương, nỗ lực xây dựng cuộc sống mới. Phát huy truyền thống tự hào của dòng họ, quê hương, nhiều con cháu dòng họ Lê Tích lại cầm súng lên đường để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, có nhiều thành tích xuất sắc.

Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Thiên Tùng cho biết, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Vĩnh Linh trở thành tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, là chiến trường nóng bỏng, khốc liệt nhất giữa ta và đối phương.

Đế quốc Mỹ đã thực hiện cuộc chiến tranh hủy diệt trên đất Vĩnh Linh, người dân vùng đất này chịu đựng chồng chất nỗi đau. Sự tàn ác của đế quốc Mỹ không thể làm lung lay ý chí của người dân Vĩnh Linh cũng như người dân Hiền Thành.

Vĩnh Linh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp công lớn cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng, đất nước được độc lập, thống nhất. “Sự hy sinh cao cả của những người con, người mẹ trong dòng họ Lê Tích đã góp phần làm cho Tổ quốc Việt Nam thêm rạng rỡ. Trong muôn vàn sự lựa chọn, có lẽ chọn sự hy sinh cho quê hương, Tổ quốc là cao cả và thiêng liêng nhất.

Quê hương, Tổ quốc mãi mãi khắc ghi công ơn to lớn những người con kiên trung, bất khuất của dòng họ Lê Tích. Sự hy sinh của họ đã hòa vào hồn thiêng sông núi, góp phần cho đất nước được hòa bình, thống nhất, luôn sống mãi trong lòng Nhân dân”, ông Tùng khẳng định.

Tuệ Linh

Tin liên quan:
  • Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh
    Những dòng họ tự quản hiệu quả ở phường Đông Thanh

    Phường Đông Thanh, TP. Đông Hà được biết đến là nơi cư trú của 12 dòng họ với lịch sử phát triển trên 500 năm. Không những thế, nơi đây còn là khởi nguồn và phát triển các mô hình “Dòng họ không có người phạm tội và tệ nạn xã hội” của thành phố Đông Hà.

  • Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh
    Ghi nhận về phong trào khuyến học, khuyến tài của dòng họ Phan ở Diên Sanh

    Dòng họ Phan ở thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng là một trong những dòng họ có truyền thống hiếu học tiêu biểu và có bề dày lịch sử lâu đời. Cách đây 31 năm, mặc dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng dòng họ Phan ở Diên Sanh đã làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài và nhiều lần được các cấp chính quyền khen ngợi, tuyên dương.


Tuệ Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bên ven bờ Hiền Lương...

Bên ven bờ Hiền Lương...
2025-05-03 07:30:00

QTO - Quảng Trị-vùng đất hàm chứa giá trị sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có cuộc hành trình ra cầu Hiền...

Khắc sâu tình Mẹ

Khắc sâu tình Mẹ
2025-05-03 06:00:00

QTO - Trên khắp mọi miền quê Quảng Trị, có hàng ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) - những người được xem là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh cho khát...

Giữ cốt cách người Quảng Trị

Giữ cốt cách người Quảng Trị
2025-05-02 07:20:00

QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...

Bên ly cà phê nhìn ra vườn Dinh Thống Nhất

Bên ly cà phê nhìn ra vườn Dinh Thống Nhất
2025-05-01 06:50:00

QTO - Vào Sài Gòn có cả vạn quán cà phê, nhưng cà phê “dinh” là nơi tôi thường hẹn bạn bè ở đó. Cà phê dinh là cách gọi quán cà phê nằm trong khuôn viên...

Biển xanh sông gấm thắm màu hòa bình

Biển xanh sông gấm thắm màu hòa bình
2025-05-01 06:10:00

QTO - Một sớm cuối tuần của những ngày tháng Tư rộn ràng, tôi đi trên tuyến Metro ngó thành phố trong ánh nắng vàng réo rắt. Những tòa nhà cao vút khảm lên...

Có một ngày tháng Tư

Có một ngày tháng Tư
2025-04-30 07:20:00

QTO - Một ngày đầu tháng Tư năm nay, tôi có chuyến đi cùng anh Phạm Quyến, 68 tuổi, người Quảng Trị là Việt kiều ở Mỹ. Đợt về nước lần này, anh Quyến nhờ...

Tản mạn ngày lễ trọng

Tản mạn ngày lễ trọng
2025-04-30 06:30:00

QTO - Những ngày này, trong không khí hồ hởi, háo hức đón mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, tôi lại hay nghĩ đến câu...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long