
{title}
{publish}
{head}
Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp theo đoàn cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa. Điểm đến là các địa danh ghi dấu những chiến công hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nơi miền Tây Vĩnh Linh và kết thúc là lễ dâng hương thành kính tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Hành trình ngắn ngũi trên một địa bàn hết sức quen thuộc nhưng đọng lại trong chúng tôi là niềm tri ân sâu sắc trước những hy sinh to lớn của quân, dân vùng “đất thép” và chiến sĩ cả nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc; càng dâng lên niềm tự hào trước những chiến công hiển hách và cảm nhận rõ hơn, thiêng liêng hơn giá trị vĩnh cửu của hòa bình, hạnh phúc hôm nay...
Đền tưởng niệm Liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt - Ảnh: Đ.T
Trong một buổi sáng yên bình, chúng tôi có dịp về thăm lại Di tích quốc gia Trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam tại xã Vĩnh Khê. Vào đầu tháng 10/2024, di tích này đã được trùng tu hạng mục tượng đài, cây xanh, cảnh quan; là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ trẻ; nơi vinh danh chiến công của Bộ đội Tên lửa anh hùng.
Theo dòng lịch sử, vào năm 1965, nhằm dấn thêm một bước trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đưa quân đổ bộ vào miền Nam và đưa máy bay B52 ra ném bom miền Bắc. “Pháo đài bay” B52 được coi là phương tiện ném bom tối tân nhất của Mỹ, có khả năng mang đến 30 tấn bom, 20 quả tên lửa, bay liên tục 16 nghìn cây số ở độ cao 13 km so với mực nước biển. Cùng hệ thống hộ tống phòng vệ dày đặc từ các loại máy bay cường kích, tiêm kích, tiếp nhiên liệu, máy nhiễu sóng điện tử... Năm 1966, Mỹ đã đưa B52 oanh kích khu vực Bắc vĩ tuyến 17 hết sức dữ dội, gây nhiều thiệt hại cho địa bàn Vĩnh Linh.
Không để giặc “tự tung tự tác” trên bầu trời miền Bắc mà bắt chúng phải đền tội, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, của Bác Hồ và Bộ Quốc phòng, tháng 4/1966, Trung đoàn Tên lửa phòng không 238 (Đoàn Hạ Long) thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân đã được lệnh cơ động vào chiến đấu ở chiến trường Nam Quân khu IV, và đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt là nghiên cứu cách đánh máy bay chiến lược B52. Một trận địa tên lửa đã được dựng lên trong những cánh rừng cao su của Nông trường Quyết Thắng thuộc xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh.
Sau nhiều ngày nghiên cứu kỹ lưỡng cách đánh máy bay B52, chuẩn bị vũ khí, khí tài, nhân lực và hun đúc tinh thần quyết chiến quyết thắng, thời khắc “chạm mặt” kẻ thù cũng đã đến. Lúc 17h3 phút ngày 17/9/1967, tại trận địa T-5 (Đội 3) Nông trường Quyết Thắng, được sự chỉ đạo trực tiếp của Quân chủng Phòng không-Không quân và Quân khu IV, Tiểu đoàn 84 do ông Nguyễn Đình Phiên chỉ huy, thành phần chủ yếu của kíp chiến đấu gồm sĩ quan điều khiển Lê Hỷ, các trắc thủ Phạm Viết Ngoạn, Trần Hồng Thính và Nguyễn Văn Ngận đã phóng 2 quả tên lửa lên bầu trời, tiêu diệt ngay một chiếc B52 khi “siêu pháo đài bay” này đang mang bom gây tội ác nơi vùng đất Vĩnh Linh. Đây là chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bộ đội tên lửa của ta bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam.
Chiến công nối tiếp chiến công, đến 17h34 phút, tốp B52 tiếp theo bay vào trận địa, chỉ còn 1 quả tên lửa, tiểu đoàn vẫn quyết đánh và tiêu diệt thêm 1 máy bay B52 nữa. Đây là trận đánh đặc biệt xuất sắc có ý nghĩa lịch sử, lần đầu tiên “siêu pháo đài bay” của Mỹ bị tiêu diệt trên chiến trường Việt Nam. Sự kiện này được coi là viên gạch đầu tiên làm nền tảng cho thắng lợi của cuộc quyết chiến chiến lược “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng...
Bia lưu niệm Trận địa tên lửa phòng không bắn rơi máy bay B52 đầu tiên trên miền Bắc Việt Nam dặt tại xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh- Ảnh: Đ.T
Rời bia lưu niệm Trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam, chúng tôi đi qua thị trấn Bến Quan, nơi từng hiện diện một nông trường quốc doanh nổi tiếng mang tên Quyết Thắng; từng là niềm tự hào của “đất thép” Vĩnh Linh một thời. Biên niên sử nơi miền đất Tây Vĩnh Linh này có ghi lại rằng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn 325 được Đảng, Nhà nước, Tổng Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ đóng quân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh để vừa bảo vệ giới tuyến, xây dựng kinh tế, vừa đảm bảo công tác quốc phòng- an ninh.
Ngày 19/8/1958, trên mảnh đất miền Tây Vĩnh Linh thuộc xã Vĩnh Hà, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 332, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, có tăng cường một số cán bộ, chiến sĩ ở hai đại đội của Trung đoàn 101, hai đại đội của Trung đoàn 95 thuộc Sư đoàn 325 và hai đại đội thuộc Lữ đoàn 341 được giao nhiệm vụ thành lập Nông trường Quyết Thắng. Cùng với quyết định thành lập nông trường, để lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng kinh tế và bảo vệ địa bàn chiến lược, Ban Thường vụ Khu ủy Vĩnh Linh quyết định thành lập Đảng bộ Nông trường Quyết Thắng.
Khi thành lập, Nông trường Quyết Thắng được giao sử dụng 1.200 ha đất đồi thuộc các xã Vĩnh Long, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê để phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cây chè, cây hồ tiêu, chăn nuôi trâu, bò, lợn và nuôi cá nước ngọt...
Theo thời gian, Nông trường Quyết Thắng dần lớn mạnh và trở thành trung tâm kinh tế mới, cụm dân cư tập trung khá sầm uất ở miền Tây Vĩnh Linh. Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền Bắc, Vĩnh Linh nói chung và Nông trường Quyết Thắng nói riêng bước vào thực hiện nhiệm vụ mới, vừa tổ chức sơ tán phòng tránh tại chỗ, vừa đảm bảo sản xuất, phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu để bảo vệ thành quả sau nhiều năm xây dựng, đồng thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường Quảng Trị, chiến trường miền Nam.
Ngày 27/5/1965, máy bay Mỹ ném bom hủy diệt xuống Nông trường Quyết Thắng gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Sau trận ném bom đầu tiên đó, trong suốt thời kỳ ném bom phá hoại miền Bắc, địa bàn Nông trường Quyết Thắng trở thành mục tiêu ném bom, bắn phá ác liệt thường xuyên của không quân và pháo binh Mỹ.
Chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ngày càng ác liệt, năm 1967 Nông trường Quyết Thắng tổ chức sơ tán một số cán bộ, công nhân và con em công nhân ra nông trường ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa trong chiến dịch K10. Những cán bộ, công nhân ở lại bám trụ chiến đấu và xây dựng nông trường thực sự là những chiến sĩ kiên trung.
Trung đoàn tự vệ nông trường được biên chế và trang bị như một đơn vị bộ đội chủ lực đảm bảo phòng thủ địa bàn, có đại đội pháo cao xạ 37 mm, súng máy phòng không 12,7 mm, súng cối 82 mm, súng chống tăng ĐKZ 75 mm...
Không những chiến đấu giỏi, bảo vệ vững chắc địa bàn, tự vệ Nông trường Quyết Thắng còn cử lực lượng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đóng góp hàng ngàn ngày công tại chiến trường Bắc Quảng Trị. Phân đội súng chống tăng ĐKZ 75mm của nông trường đã lập được nhiều chiến công vẻ vang.
Đứng vững trên địa bàn miền Tây Vĩnh Linh trong 7 năm ác liệt chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nông trường Quyết Thắng vừa sản xuất giỏi, phòng tránh và tổ chức sơ tán tốt, vừa phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương khu vưc Vĩnh Linh và quân dân các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Trường, Vĩnh Long, Vĩnh Thủy, Vĩnh Chấp...kiên cường chiến đấu bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Riêng tự vệ nông trường đã bắn rơi tại chỗ 2 chiếc máy bay của địch. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 1/1/1967, Nông trường Quyết Thắng được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng...
Nửa thế kỷ kể từ sau thời khắc non sông thu về một mối, Bắc-Nam sum họp một nhà, hôm nay, đi trên một đoạn đường Hồ Chí Minh để đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, trong lòng chúng tôi, ai cũng mang một niềm vui khó nói thành lời khi đi qua những vùng đất âm vang chiến công và đang đổi mới từng ngày.
Đến năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 1/8/1994 về việc thành lập thị trấn Bến Quan. Toàn bộ dân cư thuộc Nông trường Quyết Thắng và một số hộ dân thuộc hai xã miền núi Vĩnh Khê, Vĩnh Hà được quần tụ trong một địa danh mới mang tên thị trấn Bến Quan.
Hơn 30 năm nỗ lực dựng xây, phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Bến Quan đã đồng lòng, đồng sức, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế từ đất đai, lao động để phát triển kinh tế; quan tâm phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo động lực để xây dựng và phát triển quê hương.
Từ một vùng đất lửa, Bến Quan đã trở thành một miền đất lành. Người dân nơi vùng đất bán sơn địa này đang viết tiếp trang sử mới trong dựng xây, phát triển, cùng đi tới cái đích giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với những chiến công đã trở thành huyền thoại trên quê hương anh hùng...
Đan Tâm
QTO - Quảng Trị-vùng đất hàm chứa giá trị sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có cuộc hành trình ra cầu Hiền...
QTO - Trong dòng chảy lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, mảnh đất và con người Cam Lộ vốn giàu truyền thống yêu nước, kiên trung, nghĩa tình, đã...
QTO - Mẹ lâm trọng bệnh, không biết cậy nhờ ai, hai anh em: Nguyễn Gia Huy và Nguyễn Hải Đăng (học sinh Trường Tiểu học và THCS Hải Hòa, huyện Hải Lăng)...
QTO - Khoác lên mình bộ quân phục màu xanh lá, chân đi giày vải, đầu đội mũ tai bèo, cựu chiến binh Dương Văn Huê, trú tại Khu phố 1, Phường 2, TP. Tây...
QTO - Dòng họ Lê Tích ở xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, nổi tiếng gan dạ trong chiến tranh. Cùng với người dân Quảng Trị, con cháu dòng họ này luôn yêu...
QTO - Trên khắp mọi miền quê Quảng Trị, có hàng ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) - những người được xem là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh cho khát...
QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...
QTO - May mắn sinh ra vào thời điểm nước nhà thống nhất nên các nhân vật sinh năm 1975 mà chúng tôi gặp gỡ đã chứng kiến bao đổi thay của quê hương. Biết...
QTO - Những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên sông Bến Hải đoạn qua xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, có một bến đò chuyên thực hiện...
QTO - Trong ngày tháng Tư lịch sử, tôi tìm về làng Cát Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị gặp ông Hoàng Ngọc Dũng-người chiến sĩ du kích...
QTO - Vào Sài Gòn có cả vạn quán cà phê, nhưng cà phê “dinh” là nơi tôi thường hẹn bạn bè ở đó. Cà phê dinh là cách gọi quán cà phê nằm trong khuôn viên...
QTO - Một sớm cuối tuần của những ngày tháng Tư rộn ràng, tôi đi trên tuyến Metro ngó thành phố trong ánh nắng vàng réo rắt. Những tòa nhà cao vút khảm lên...