{title}
{publish}
{head}
Theo một nghiên cứu môi trường mới nhất, Ấn Độ đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhưa, với việc chiếm gần 1/5 lượng rác thải nhựa toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân đến từ việc thiếu cơ sở hạ tầng thu gom rác thải và chính sách quản lý thiếu hiệu quả.
Cụ thể, nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature hôm thứ Tư (ngày 4/9) do các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds của Anh thực hiện cho thấy trong khoảng 50,2 triệu tấn nhựa thải ra môi trường hàng năm, Ấn Độ chiếm khoảng 9,3 triệu tấn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng số lượng rác thải nhựa tại quốc gia Nam Á này thậm chí còn lớn hơn.
Khoảng 9,3 triệu tấn rác thải nhựa thải ra ở Ấn Độ mỗi năm. Ảnh: SCMP
"Những con số này cho thấy Ấn Độ đang sản xuất nhiều vật liệu nhựa. Lượng chất thải rắn được đốt ở quốc gia này tương đương với tổng lượng nhựa đốt từ bốn quốc gia khác là Indonesia, Nigeria, Trung Quốc và Nga" - Ed Cook, một trong những nhà nghiên cứu, nói với This Week in Asia.
“Chúng tôi cho rằng rác thải nhựa tại Ấn Độ ngày càng nhiều là do thiếu dịch vụ thu gom rác thải. Họ nên bắt đầu tập trung vào vấn đề này”.
Các nhà phân tích cho biết các chính sách quản lý rác thải nhựa của Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và các cơ quan thực thi chưa nghiêm khắc xử lý người vi phạm.
Chẳng hạn như Chính phủ Ấn Độ đã cấm 19 loại nhựa dùng một lần vào năm 2022. Tuy nhiên, việc thực thi lại không nhất quán và thiếu hiệu quả.
Hình phạt cho việc sử dụng nhựa dùng một lần bị cấm, 200 rupee Ấn Độ (2,40 USD) đối với người bán hàng rong đến 10.000 rupee đối với những người bán hàng lớn, hiếm khi được áp dụng.
Các chuyên gia cảnh báo ô nhiễm nhựa lan rộng đặt ra thách thức lớn đối với các nhà lập pháp. Họ khuyến nghị chính phủ cần giám sát chặt chẽ một số ngành gây ô nhiễm cũng như đưa ra một số chính sách giải quyết phù hợp.
“Ô nhiễm nhựa ở Ấn Độ cực kỳ nghiêm trọng và việc sử dụng nhựa dùng một lần đang góp phần khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Các hành vi vi phạm thường xuất hiện trong phân khúc hàng tiêu dùng nhanh” - Swathi Seshadri, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm trách nhiệm tài chính phi lợi nhuận có trụ sở tại New Delhi cho biết.
Bà Seshadri cũng nhấn mạnh rác thải nhựa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng trong những năm gần đây.
“Những túi nhựa dùng một lần, lớn và nhỏ làm tắc nghẽn các nguồn nước, sông ngòi và các đường dẫn nước tự nhiên, gây ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng và cuối cùng dẫn đến ngập lụt” – bà nói.
Nhiều khu vực trên khắp Ấn Độ, từ thành thị đến nông thôn, đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do việc xử lý rác thải nhựa không đúng quy định cũng như sử dụng quá nhiều vật liệu dùng một lên. Các báo cáo gần đây cho thấy chỉ có một phần nhỏ rác thải nhựa được tái chế.
“Rác thải cần được phân loại, thu gom và xử lý đúng cách. Thật đáng lo ngại khi ngay cả New Delhi cũng không phân loại rác thải đúng cách. Rác thải chưa qua phân loại được đưa đến các bãi rác” - Seshadri cho biết.
Rajesh, một người bán rau ở Bangalore cho biết anh không đủ khả năng mua túi giấy do giá thành đắt gấp gần ba lần túi nhựa.
“Tôi biết việc sử dụng túi nilon không hề tốt tuy nhiên không có lựa chọn nào khác” - Anh nói, đồng thời kêu gọi người tiêu dùng mang theo túi đựng.
Các nhà phân tích chỉ ra việc các nhà máy lọc dầu và hóa dầu, sản xuất nhựa ở quy mô lớn cho nhiều lĩnh vực, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa ở Ấn Độ.
Siddharth Ghanshyam Singh, Giám đốc dự án tại Trung tâm Khoa học và Môi trường có trụ sở tại Delhi cho biết: “Việc ô nhiễm nhựa ở Ấn Độ đang ở mức nghiêm trọng nhất là do quốc gia này có những nhà máy hóa dầu hàng đầu thế giới”.
Hầu như tất cả các hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa đều có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Ấn Độ hiện có 21 nhà máy hóa dầu trên 13 tiểu bang và có kế hoạch mở rộng trong những năm tới.
An Thái (Theo SCMP)
QTO - Nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đối phó thách thức, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ triển khai các biện pháp nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất, và...
QTO - Geoffrey Pyatt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng, thừa nhận quốc gia này vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga, với...
QTO - Cơn bão mạnh nhất châu Á trong năm 2024 đã tàn phá cơ sở hạ tầng những đi qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến cuộc...
QTO - Thành công của tựa game hành động hấp dẫn này không chỉ giúp quốc gia tỷ dân đạt được mục tiêu lan tỏa nền văn hóa truyền thống ra toàn thế giới mà...
QTO - 403 cá nhân đã bị bắt giữ do tạo video khiêu dâm deepfake kể từ năm 2021 -theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. Điều này khẳng định nỗ lực của...
QTO - Việc xử phạt được xem xét khi nhiều bộ trưởng Israel được cho phát ngôn mang tư tưởng cực đoan về xung đột tại Gaza.
QTO - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh các loại hình giao thông ít phát thải, vận hành bằng...
QTO - ICRC cho biết tính đến cuối tháng 6/2024, châu Phi đứng đầu về số lượng người mất tích và số lượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
QTO - Chuyên gia nhận định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng hiện nay là do chính sách cắt giảm diện tích đất trồng lúa trong nhiều năm.
QTO - Nền kinh tế Mỹ đang hoạt động hiệu quả hơn so với các quốc gia G7 khác.
QTO - Hôm nay, Hezbollah đã phóng hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái vào Israel để trả đũa vụ ám sát một chỉ huy cấp cao tại Beirut vào tháng trước.
QTO - Phó Thủ tướng Ý Matteo Salvini cho biết việc các quốc gia phương Tây viện trợ vũ khí cho Ukraine có thể dẫn đến thế chiến III, nhất là khi Kiev đang...