Cập nhật:  GMT+7

Bước tiến vượt bậc chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Trị

Sau 2 năm Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đưa vào thực hiện bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) thống nhất trên toàn quốc để cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH dựa trên KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của từng địa phương, chỉ số PII của tỉnh Quảng Trị năm 2024 tăng 15 bậc so với năm 2023, hiện đứng thứ 40 trong cả nước. Đây là sự cải thiện đáng phấn khởi làm cơ sở góp phần phát triển kinh tế địa phương nhanh và bền vững.

Bước tiến vượt bậc chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Trị

Sản phẩm ném của xã Hải Dương, huyện Hải Lăng đang đưc hoàn thiện hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu đc quyền “Ném Hải Dương” - Ảnh: V.T.H

Khung chỉ số PII năm 2024 được Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết định số 1705/QĐ-BKHCN ngày 24/7/2024. Khung chỉ số PII năm 2024 của tỉnh Quảng Trị có 52 chỉ số, chia làm 7 trụ cột gồm: trụ cột thể chế 47.89 điểm; trụ cột vốn con người và nghiên cứu 21.32 điểm; trụ cột cơ sở hạ tầng 50.33 điểm; trụ cột trình độ phát triển của thị trường 27.27 điểm; trụ cột trình độ phát triển của doanh nghiệp 22.03 điểm; trụ cột sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ 24.92 điểm và trụ cột tác động 37.16 điểm.

Dựa trên việc công bố bộ chỉ số PII hằng năm, tỉnh có cơ sở xác định, bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để lựa chọn các định hướng, giải pháp phù hợp cho việc phát triển KT-XH của địa phương dựa trên KHCN và ĐMST.

Chỉ số PII của tỉnh Quảng Trị năm 2024 được cải thiện mạnh mẽ nhất là ở trụ cột sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ 24.92 điểm (năm 2023 trụ cột này của tỉnh chưa có điểm). Chỉ số về sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong các chỉ số thành phần quan trọng trong trụ cột sản phẩm tri thức sáng tạo và công nghệ - một trong hai trụ cột đầu ra ĐMST.

Các chỉ số PII liên quan trực tiếp tới SHTT gồm: số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký giống cây trồng/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu/10.000 dân; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp/10.000 dân; số lượng chỉ dẫn địa lý đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Nếu các chỉ số này được ứng dụng, khai thác có hiệu quả mới có thể mang lại giá trị và được tính là ĐMST. Số lượng sản phẩm cũng như đơn đăng ký SHTT được coi là đầu vào quan trọng cho ĐMST, số lượng đơn càng nhiều thì điểm số, thứ hạng chỉ số PII càng được nâng cao.

Từ thực trạng chỉ số PII của năm 2023, Sở KH&CN đã tập trung phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu của các chỉ tiêu thành phần. Năm 2024, Sở KH&CN đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2030 và đạt được nhiều kết quảquan trọng.

Sở đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật về SHTT, góp phần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân về các nội dung liên quan đến SHTT; nâng cao kỹ năng quản lý, khai thác thông tin về sở hữu công nghiệp, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Đã phối hợp với Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị tập huấn công tác quản lý, sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh cho cơ quan quản lý, các tổ chức, đơn vị được cấp văn bằng bảo hộ về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Tổ chức hội thảo xác định danh mục sản phẩm và loại hình bảo hộ xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng của địa phương nhằm thống nhất danh mục các sản phẩm tiềm năng của từng địa phương, từ đó xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu giúp địa phương chủ động trong công tác xác lập quyền SHTT cho từng sản phẩm chủ lực của từng địa phương.

Sở KH&CN cũng tiến hành kiểm tra công tác quản lý, sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh đã được cấp văn bằng bảo hộ trên địa bàn tỉnh; đồng thời, nắm bắt tình hình thực tế phục vụ công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp.

Thường xuyên tư vấn, hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho nhiều sản phẩm chủ lực, đặc sản, thế mạnh của tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã đăng ký bảo hộ được 2 chỉ dẫn địa lý, 6 nhãn hiệu chứng nhận và 59 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.

Sở đang phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hoá, Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai nhiệm vụ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Khe Sanh của tỉnh Quảng Trị thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đào Ngọc Hoàng cho biết: Phát huy kết quả đạt được, năm 2025, Sở KH&CN tiếp tục tăng cường hoạt động nghiên cứu KH&CN, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng cơ sở dữ liệu các sản phẩm chủ lực tiềm năng của địa phương để có lộ trình tư vấn và hướng dẫn các chủ thể đăng ký nhãn hiệu để nâng cao hơn chỉ số thành phần.

Mặt khác, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Trong đó, triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST giai đoạn 2021-2030. Khuyến khích hoạt động sáng tạo, ứng dụng sáng chế, giải pháp hữu ích vào thực tiễn.

Đồng thời, phát triển các thị trường sản phẩm ĐMST, kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư, nhà khoa học. Trong đó, triển khai có hiệu quả chương trình phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN tỉnh Quảng Trị đến năm 2030. Mục tiêu phấn đấu của Sở KH&CN là chỉ số PII của tỉnh qua các năm được cải thiện thứ hạng đáng kể để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh một cách bền vững.

Võ Thái Hòa

Tin liên quan:
  • Bước tiến vượt bậc chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Trị
    Cần quan tâm nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo

    Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (viết tắt là chỉ số PII) được xây dựng nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH dựa trên khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của từng địa phương. Thông qua đó, các địa phương có căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH. Từ đó, có các định hướng, giải pháp phù hợp cho phát triển KT-XH của địa phương.

  • Bước tiến vượt bậc chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Trị
    Vượt qua rào cản, điểm nghẽn để có tư duy đột phá, đổi mới sáng tạo trong ...

    Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) vào chiều nay 12/7. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị.

  • Bước tiến vượt bậc chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Trị
    Đổi mới, sáng tạo báo chí chất lượng cao trong chuyển đổi số

    Sáng 5/11, tại thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên”. Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí khu vực miền Trung - Tây Nguyên.


Võ Thái Hòa

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Truyền thông thay đổi cách làm của nông dân

Truyền thông thay đổi cách làm của nông dân
2024-12-26 05:45:00

QTO - Không ngừng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp hữu hiệu để đưa nền nông nghiệp tăng trưởng bền...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long