Cập nhật:  GMT+7

Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao (VHTT-TDTT) huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy phong trào thể dục - thể thao trên địa bàn. Trong những năm qua, trung tâm đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thể chất cho người dân địa phương.

Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Một buổi sinh hoạt văn nghệ tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông -Ảnh: M.T

Huyện Đakrông là nơi sinh sống của đa số đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Vân Kiều và Pa Kô, với nền văn hóa đa dạng và phong phú. Trung tâm VHTT - TDTT đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc này. Huyện Đakrông hiện có 33 di tích đã được xếp hạng.

Trong đó, 1 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt (Cầu treo Đakrông); 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (các địa điểm vượt đường 9 của đường dây Thống Nhất và tuyến đường 559; di tích các địa điểm (6 địa điểm) thuộc chiến khu Ba Lòng); 30 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Có 25 di tích cấp tỉnh đã được cắm bia, biển; 15/17 di tích hoàn thành hồ sơ khoa học; 15/17 di tích hoàn thành hồ sơ pháp lý.

Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân, năm 2024, Trung tâm VHTT - TDTT huyện Đakrông đã xây dựng, sản xuất và phát sóng trên 275 chương trình phát thanh địa phương, một tuần 5 đến 6 chương trình phát trên hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến các xã, thị trấn. Xây dựng hàng trăm chuyên mục, phóng sự dài về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc...

Qua đó, trong những năm qua, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Đakrông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều này được thể hiện trước hết qua việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày hiện vật; xây dựng nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô tại xã A Ngo; khôi phục 16 ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại xã Đakrông. Cùng với đó, nhiều lễ hội truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô được phục dựng, bảo tồn như: Lễ hội A Riêu Ping (bốc mã), A Da (mừng lúa mới), Prúc bor (cầu mùa)...

Các loại nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng, trống, khèn; đàn ta lư, các làn điệu dân ca như: oát, xà nớt, cà lơi - cha chấp, xiêng... được coi trọng và bảo tồn. Toàn huyện hiện có hàng trăm chiếc cồng, chiêng được lưu giữ tại các hộ gia đình, với 11 lễ hội truyền thống, 20 loại nhạc cụ và trên 6 làn điệu dân ca đặc sắc được đưa vào hạng mục bảo tồn và phát triển. Huyện duy trì được các đội cồng chiêng nhiều lần tham gia hội thi cồng chiêng quốc tế tại Tây Nguyên, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và các hoạt động văn hóa lớn của tỉnh, huyện được đánh giá cao.

Hệ thống chữ viết của người Bru-Vân Kiều được đào tạo rộng rãi cho mọi đối tượng. Bên cạnh bảo tồn các giá trị văn hóa trong cộng đồng, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương kêu gọi các tổ chức hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo giáo viên dạy tiếng Bru-Vân Kiều, nghệ nhân về nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm... để gìn giữ cũng như lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ sau.

Song song với việc khôi phục các lễ hội truyền thống, Trung tâm VHTT - TDTT huyện Đakrông còn góp phần tổ chức thành công các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống như “Lễ hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc” lần I và II với nhiều hoạt động mang nội dung, hình thức phong phú như: Chương trình nghệ thuật có chủ đề “Ngày hội Đakrông” với sự tham gia thể hiện của đông đảo các nghệ nhân đến từ Đội Cồng chiêng xã Tà Rụt; trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; liên hoan ẩm thực truyền thống; các hoạt động thể thao, giới thiệu các sản phẩm địa phương; trưng bày giới thiệu về mảnh đất con người Đakrông; hội chợ vùng cao tại Khu Du lịch cộng đồng Klu...

Lễ hội văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Đakrông là hoạt động đặc biệt có ý nghĩa, mang bản sắc riêng của huyện. Đây cũng là dịp để huyện Đakrông tôn vinh truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc Đakrông, giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là cơ hội để quảng bá, giới thiệu tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng, kêu gọi quảng bá, xúc tiến đầu tư, góp phần đưa Đakrông ngày càng phát triển bền vững.

Ngoài ra, Trung tâm VHTT - TDTT huyện Đakrông đã đóng góp tích cực vào việc phát triển phong trào thể dục - thể thao quần chúng. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được đẩy mạnh, với số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ngày càng tăng. 100% xã, thị trấn trên địa bàn đã quy hoạch đất dành cho các công trình thể dục - thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia luyện tập. Trung tâm cũng đã tổ chức và tham gia nhiều giải thể thao cấp huyện và tỉnh, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.

Những thành tích mà Trung tâm VHTT - TDTT huyện Đakrông đạt được đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa và thể chất của người dân địa phương. Thông qua các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển phong trào thể dục - thể thao, trung tâm đã đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của huyện Đakrông, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng.

Minh Anh

Tin liên quan:
  • Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
    Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tình hình KT-XH ở huyện Đakrông có bước phát triển rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện. Đặc biệt, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào DTTS nơi đây từng bước được bảo tồn và phát huy, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.

  • Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
    Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa

    Là huyện miền núi, Hướng Hóa có hơn 94 nghìn dân, bao gồm 3 dân tộc Kinh, Bru - Vân Kiều, Pa Kô sinh sống, trong đó tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Mỗi dân tộc nơi đây đều có những nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội, nghi lễ, trang phục, nghề truyền thống riêng, tạo nên tính phong phú, đa dạng và độc đáo của nền văn hóa cộng đồng. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, là ...

  • Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
    Đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Ở trong giai đoạn nào, văn hóa truyền thống cũng luôn có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống của Nhân dân, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Qua các hoạt động văn hóa, Nhân dân làm phong phú thêm đời sống tinh thần và càng vun đắp hơn bản sắc dân tộc. Do đó, ngoài sáng tạo nền văn hóa mới phù hợp với thời đại mới, cấp ủy đảng, chính quyền và người dân luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Minh Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cô học trò giỏi mắc bệnh hiếm

Cô học trò giỏi mắc bệnh hiếm
2025-04-12 05:55:00

QTO - Thời điểm các bạn cùng trang lứa đang háo hức bước vào năm học mới 2024-2025 thì cũng là lúc em Nguyễn Thị Lan Phương, học sinh lớp 9A, Trường Tiểu...

Người sưởi ấm anh linh các liệt sĩ

Người sưởi ấm anh linh các liệt sĩ
2025-04-09 05:00:00

QTO - Ông Bùi Hữu Tuấn (75 tuổi), ở thôn Câu Nhi (nay là Nam Chánh) xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, vừa hiến hơn 100 m2 đất của...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long