
{title}
{publish}
{head}
Sự ra đời của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (sau đây gọi tắt là Thông tư số 29) đã tạo ra những thay đổi đáng kể đối với người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội trong vấn đề tổ chức dạy thêm, học thêm. Nhiều giáo viên , phụ huynh, học sinh trên địa bàn tỉnh có sự “chuyển mình” để có thể thích ứng với những quy định mới.
Lớp học thêm của cô Mai Hương tại Trung tâm giáo dục Trí Dũng -Ảnh: T.P
Lớp dạy thêm tiếng Anh của cô Lê Thị Mai Hương tại Trung tâm giáo dục Trí Dũng, ở thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh có sự tham gia của gần 20 học sinh lớp 7. Ở đây, các em không chỉ được cô dạy bổ sung những kiến thức về các bài học trên lớp mà còn được rèn luyện kỹ năng nghe, viết thông qua bài tập tiếng Anh.
Một em học sinh cho hay: “Em đã học cô Hương từ đầu năm. Lớp học này gần nhà, tiện hơn cho em khi đi học thêm”. Không chỉ lớp dạy thêm tiếng Anh, tại trung tâm còn tổ chức một số lớp dạy các bộ môn như: toán, lý, hóa... dành cho đối tượng học sinh khối THCS. Mỗi lớp học có từ 10 - 20 học sinh. Các lớp học được mở cửa ngoài giờ học chính thức ở lớp, chủ yếu phụ thuộc vào thời gian biểu của học sinh.
Được biết, Trung tâm giáo dục Trí Dũng được vợ chồng cô Mai Hương thành lập từ năm 2021. Vì đang công tác tại Trường THCS thị trấn Gio Linh nên chồng cô là anh Nguyễn Tài Nghĩa đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh.
Sau khi Thông tư số 29 ra đời, chồng cô đã tiến hành bổ sung các yêu cầu theo luật định như: đăng ký thuế, yêu cầu về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy... để đảm bảo đủ điều kiện mở cửa trung tâm giáo dục, phục vụ nhu cầu dạy thêm, học thêm của giáo viên, học sinh.
Cô Mai Hương cho rằng, việc học thêm và dạy thêm vốn dĩ xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dạy và người học. “Trước đây, tôi vẫn tổ chức dạy thêm theo nhu cầu của học sinh, bao gồm cả học sinh bên ngoài lẫn các em đang được tôi trực tiếp giảng dạy trên lớp.
Tuy nhiên, sau khi Thông tư số 29 ra đời, tôi buộc phải cho các em đang tham gia học chính khóa nghỉ nhằm đảm bảo theo quy định. Sự ra đời của Thông tư số 29 đã quy định rõ những điều kiện để giáo viên được tổ chức các lớp dạy thêm, qua đó góp phần công khai, minh bạch thông tin. Điều này giúp học sinh được tự do lựa chọn những lớp học phù hợp”, cô Hương nói.
Tại Cam Lộ, theo số liệu từ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cho biết, toàn huyện hiện có 61 người đăng ký hộ kinh doanh tổ chức dạy thêm, học thêm. Một trong số đó có trường hợp của cô Phan Thị Ly, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Thanh An.
Được biết, sau khi nhờ người đứng tên đăng ký hộ kinh doanh, cô đã nhanh chóng thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo với hiệu trưởng hoặc người đứng đầu nhà trường các thông tin như: môn học, địa điểm, hình thức, thời gian dạy thêm.
Hiện tại, cô đang tổ chức dạy 3 lớp, mỗi lớp khoảng 10 học sinh, thuộc các khối 6, 7, 9. Cô Ly bày tỏ: “Thực tế cho thấy, trước khi Thông tư số 29 ra đời, hoạt động dạy thêm diễn ra khá tự do . Nhiều giáo viên tham gia dạy thêm để tăng thu nhập, hỗ trợ học sinh yếu kém hoặc đơn giản là đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Hình thức dạy thêm cũng rất đa dạng: dạy kèm tại nhà, mở lớp tại các trung tâm, dạy online. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ những quy định của Thông tư số 29 bởi nó đang góp phần khống chế việc dạy thêm một cách tràn lan”.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự ủng hộ đối với việc quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, nhằm giảm áp lực học tập cho con em mình và hạn chế tình trạng “dạy tủ” trên lớp để ép học sinh đi học thêm. Chị Nguyễn Thu Hương, phụ huynh có con học lớp 8 tại Cam Lộ chia sẻ: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm.
Sau khi có Thông tư số 29, vợ chồng tôi phải thay phiên chở con đến trung tâm giáo dục để học thêm thay vì cho con học tại trường như trước đây. Điều này trước mắt có thể sẽ vất vả nhưng con tôi được hưởng một môi trường học tập an toàn hơn”.
Trong khi đó, anh Phùng Quang Tuấn, ở TP. Đông Hà lại bộc bạch: “Tôi phải cho con đi học thêm để theo kịp các bạn trong lớp, đặc biệt là vào thời điểm cuối cấp này. Tuy nhiên, tôi lo rằng việc học thêm tại các trung tâm không được kiểm soát chặt chẽ như học thêm trong nhà trường như trước đây”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 1 tháng triển khai Thông tư số 29, ghi nhận tại Quảng Trị hiện vẫn chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai; sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm lo lắng. Việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường để phù hợp với quy định của thông tư ở một số nơi chưa kịp thời, sẵn sàng từ thời điểm thông tư ban hành.
Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh, cha mẹ học sinh. Ngoài ra, những vấn đề khách quan như thiếu cơ sở vật chất trường lớp; phụ huynh, học sinh dựa vào nhà trường, giáo viên do không có đủ thời gian, kiến thức để kèm con học, kỳ vọng vào thành tích học tập cao của con em, áp lực thi cử; học sinh còn chưa thực sự chủ động trong học tập và có thể tự học... cũng tạo nên những băn khoăn khi triển khai Thông tư số 29.
Thông tư 29 là một bước tiến quan trọng trong việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, để thông tư này thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả tích cực, cần có sự chung tay của các cấp, ngành, nhà trường và sự đồng thuận từ phía phụ huynh, học sinh. Chỉ khi nào có sự đồng thuận, thấu hiểu và chia sẻ từ tất cả các bên liên quan, thì mới có thể xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng và chất lượng.
Trúc Phương
QTO - Những năm gần đây, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành y tế, dân số tăng cường truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản...
QTO - Thời điểm các bạn cùng trang lứa đang háo hức bước vào năm học mới 2024-2025 thì cũng là lúc em Nguyễn Thị Lan Phương, học sinh lớp 9A, Trường Tiểu...
QTO - Hàng chục hộ dân tại xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa đang lo lắng trước tình trạng ruộng lúa dần cằn khô do thiếu nước sản xuất, nguy cơ mất trắng vụ...
QTO - Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Vĩnh Linh - mảnh đất địa đầu giới tuyến đã vang danh trong lịch sử, vinh dự được nhận...
QTO - Ông Bùi Hữu Tuấn (75 tuổi), ở thôn Câu Nhi (nay là Nam Chánh) xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, vừa hiến hơn 100 m2 đất của...
QTO - Trước đây, vào thời điểm học sinh đến lớp và ra về, tình trạng phương tiện giao thông ùn tắc, lộn xộn, mất an toàn diễn ra khá phổ biến tại khu vực...
QTO - Góp phần không nhỏ vào hiệu quả của công tác tuyên truyền tại cộng đồng là các thành viên câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” - lực lượng...
QTO - Trong những năm qua, các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống cho người nghèo, người cận nghèo, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn...
QTO - Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí y tế là một trong những tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu mới. Nắm rõ điều đó, lãnh đạo huyện Gio Linh và...
QTO - Trong những năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh có bước phát triển mạnh, xây dựng...
QTO - Dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, ủng hộ việc cơ quan nhà nước vào cuộc xử lý sai phạm trong hoạt động livestream quảng cáo bán hàng sản phẩm viên...
QTO - “Chị Hồ Thị Thiết, người dân tộc Vân Kiều là một trong những người trẻ tiêu biểu ở bản Chênh Vênh, xã Hướng Phùng nắm bắt được xu thế phát triển của...