{title}
{publish}
{head}
Trước thực trạng một số nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, nhiều năm nay người Vân Kiều, Pa Kô ở dưới chân dãy Trường Sơn đã tìm mọi cách níu giữ, phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo nhằm bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Không chỉ giữ gìn nghề cha ông, nhờ những sản phẩm làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của mình, họ có thêm nguồn thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Ấm no nhờ nghề chổi đót
Nghề làm chổi đót của người Vân Kiều ở thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa có từ lâu đời. Trước đây, đan chổi đót chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thôn. Nắm bắt nhu cầu sử dụng chổi từ vật liệu thiên nhiên ngày càng tăng, người dân thôn Hà Lệt đưa nghề làm chổi đót trở thành nghề chính, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ngày thêm ấm no.
Sản phẩm chổi đót của thôn Hà Lệt được đánh giá là chất lượng, giá cả phù hợp nên nhiều người ưa chuộng - Ảnh: K.S
Hà Lệt nằm ở vùng có nhiều cây đót, hằng năm vào dịp tháng 11-12 âm lịch cây đót phát triển tốt, cho nhiều hoa. Dịp này, người dân trong thôn đã hoàn tất việc sản xuất nên họ tranh thủ thời gian rảnh đi hái đót về làm chổi. Theo nghệ nhân Hồ Đối ở Hà Lệt: “Để làm được một cây chổi cần đến vật liệu chính như hoa đót, sản phẩm phụ trợ gồm có tre làm cán chổi và sợi mây rừng đan thân chổi được lấy từ rừng.
Đót sau khi lấy từ rừng về phải phơi khô mới dùng đan chổi. Cán chổi cũng được chọn lựa từ loại tre già, chắc, bền. Các công đoạn đan chổi không quá phức tạp, chỉ cần sự kiên nhẫn của người đan.
Riêng khâu hoàn thiện chổi kỳ công hơn và cần người có kinh nghiệm để bện chổi chắc chắn, đẹp. Bình quân mỗi người lành nghề sẽ đan được 18-20 cái chổi/ ngày. Nghề làm chổi đót già, trẻ, gái, trai ai cũng có thể tham gia được. Chính vì vậy, nhiều học sinh sau giờ đến trường, về nhà thường phụ giúp ông bà, bố mẹ phơi, kết đót làm chổi”.
Nhờ nghề làm chổi đót mà người dân Hà Lệt có nguồn thu nhập tăng đáng kể. Bình quân mỗi cái chổi đót đan bằng sợi mây rừng có giá tầm 45.000 đồng/cái. Bà con còn bán đót tươi cho các thương lái đến thu mua tại thôn với giá tầm 9.000 đồng/kg.
Vào mùa đót, bình quân mỗi ngày, một người có thu nhập trên 200.000 đồng từ việc đan chổi đót. Mỗi vụ bình quân mỗi hộ gia đình có nguồn thu nhập tầm 20.000.000 đồng, hộ nhiều nhất trên 30.000.000 đồng.
Đây là nguồn thu nhập khá, đảm bảo cho người dân Hà Lệt có cuộc sống ổn định hơn từ nghề truyền thống. “So với làm nông nghiệp thì nghề làm chổi đót không nặng nhọc, chỉ cần sự siêng năng, cần mẫn mà lại có thu nhập cao hơn. Để nghề truyền thống phát triển bền vững, chúng tôi đưa giống đót về trồng ở những đồi gần nhà, tiện thu hoạch và nguồn nguyên liệu không bị tận diệt. Cuộc sống của người dân Hà Lệt ngày càng khá giả hơn từ khi chúng tôi biết cách phát huy nghề đan chổi đót, tạo động lực để mọi người chung tay gìn giữ, phát huy văn hóa đặc trưng ở địa phương”, nghệ nhân Hồ Đối cho biết thêm.
Bảo tồn nghề đan lát
Đan lát mây tre được coi là một nghề truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô. Nhưng do điều kiện về kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng đổi thay nên nghề đan lát dần bị mai một.
Với quyết tâm không để nghề truyền thống của cha ông mất đi, nhiều nghệ nhân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trăn trở, tìm cách giữ lấy nghề. Điển hình như Câu lạc bộ (CLB) đan lát xã Lìa, huyện Hướng Hóa thành lập vào năm 2022 là nơi tập hợp hơn 20 thành viên người Vân Kiều, Pa Kô tâm huyết, yêu nghề, khéo tay đan lát mây tre.
Tham gia vào CLB đan lát, nghệ nhân ở địaphương có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau bảo tồn nghề đan lát. Họ còn được mời tham gia các lớp truyền dạy cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác; tham gia quảng bá nghề đan lát tại các hoạt động văn hóa của địa phương, như: Phiên chợ vùng cao, Hội chợ thương mại huyện Hướng Hóa.
Các thành viên Câu lạc bộ đan lát xã Lìa say mê với công việc đan lát, góp phần bảo tồn nghề truyền thống - Ảnh: K.S
Nhờ quy tụ nhiều tay đan lát lành nghề nên sản phẩm của câu lạc bộ khá đa dạng, phục vụ đời sống hằng ngày của bà con, như: a chói, a đăng, a đư, a điên,...Một số sản phẩm cần sự đa công nên từ khi tìm kiếm nguyên liệu cho đến hoàn thành phải mất có khi 3-7 ngày. Đa công nhưng đầu ra không ổn định và giá cả cũng không cao.
Vậy nhưng khi được dự án Plan kết nối, đặt hàng nên thời gian gần đây đầu ra sản phẩm của CLB ổn định hơn, giá bình quân 10.000 đồng/sản phẩm đơn giản; 150.000- 300.000 đồng/sản phẩm kỳ công, tùy kích thước.
“Dù sản phẩm bán ra chưa tương xứng với công sức chúng tôi bỏ ra nhưng các thành viên CLB ai cũng vui vẻ vì có thêm động lực giữ nghề truyền thống. Chúng tôi sẵn sàng truyền nghề đan lát cho những ai yêu thích để cùng nhau bảo tồn những giá trị đặc sắc của dân tộc. Mong muốn lan tỏa niềm đam mê nghề đan lát trong cộng đồng nhưng tôi cũng trăn trở làm sao để đồng bào có thể sống tốt với nghề truyền thống”, nghệ nhân Hồ Cu Chảnh chia sẻ.
Sản phẩm khèn bè của nghệ nhân Pả Hơi (Hồ Văn Vạt) ở khóm Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa - Ảnh: K.S
Để góp phần giữ gìn, phát huy nghề truyền thống, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội ở vùng đồng bào DTTS và MN đã và đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là nghệ nhân, người trẻ tích cực duy trì, truyền nghề, học nghề. Thường xuyên đan lát, sử dụng các sản phẩm mây tre, chổi đót làm vật dụng sinh hoạt của gia đình. Tích cực tham gia sinh hoạt, duy trì tốt các CLB nghề truyền thống.
Phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng tăng cường trong việc quản lý, khai thác nguồn nguyên liệu, đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tích cực tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ...để đưa sản phẩm nghề truyền thống của địa phương được quảng bá rộng rãi.
Mở các lớp đào tạo, tập huấn nhằm giúp người dân nâng cao tay nghề, đa dạng hóa mẫu mã, hỗ trợ vay vốn phát triển nghề; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng sản phẩm đặc trưng trở thành một trong những sản phẩm kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Kô Kăn Sương
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...
QTO - Trong bối cảnh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng tinh vi, các cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý...
QTO - Nghề dệt thổ cẩm ở xã A Bung, huyện Đakrông có truyền thống lâu đời. Những tấm vải thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn tinh xảo được làm ra từ những đôi bàn...
QTO - Nhờ có lợi thế về đất đỏ ba dan màu mỡ và khí hậu ôn hòa nên huyện Hướng Hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng chủ lực. Vì thế,...
QTO - Thời gian qua, hạ tầng giao thông các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ đã được đầu tư khá đồng bộ nhưng do quá trình sử dụng đã khá lâu nên xuống...
QTO - Ngay từ đầu năm 2024, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tập trung chỉ đạo các địa phương chủđộng triển khai phương án sản xuất nên hiệu quả mang...
QTO - Bình quân mỗi năm, qua nhiều kênh phân phối, hơn 200.000 tấn nông sản được sản xuất trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông được tiêu...
QTO - Từ bao đời nay, nếp than ở huyện Đakrông và men lá ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa được xem là những sản vật trưng của núi rừng phía Tây Quảng Trị. Những...
QTO - Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị nổi bật với đặc trưng địa lý, nơi hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện tiềm...
QTO - Khe Sanh (Hướng Hóa) là một vùng đất đỏ ba dan với truyền thống trồng cây cà phê từ thế kỷ 19. Cà phê Arabica Khe Sanh là một trong tám vùng cà phê...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...
QTO - Thời gian qua, chuối mật mốc xã Tân Long, huyện Hướng Hóa trở thành sản phẩm hàng hóa được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Chuối mật mốc Tân...