Cập nhật:  GMT+7

Bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đây là nội dung tại Công điện 1385/CĐTTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định 1609/ QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030.

Bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát việc tổ chức, thực hiện các bữa ăn cho trẻ em mầm non, học sinh bán trú, nội trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân nếu có vi phạm.

Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện.

Ủy ban Dân tộc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cho giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu “100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố”.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá, huy động các nguồn lực để bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ, chính sách ở các cấp quản lý.

H.L

Tin liên quan:
  • Bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở ...

    Năm học 2020- 2021, toàn huyện Đakrông có 8 trường tiểu học, 7 trường tiểu học và trung học cơ sở với 303 lớp, 5.320 học sinh (HS), trong đó có hơn 4.200 HS tiểu học là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và thực hiện tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học vùng DTTS nói riêng, từ năm 2018 đến nay, hằng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện tổ chức rà soát số lượng, cơ cấu, chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên (GV), nhân viên các cấp theo vị ...

  • Bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Gần 400 em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được truyền thông ngăn ngừa ...

    Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động chương trình GEM – DGD năm 2023, hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10, hôm nay 9/10, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Plan International tại Quảng Trị tổ chức truyền thông ngăn ngừa tảo hôn và tổng kết sáng kiến truyền thông do trẻ em dẫn dắt. Chương trình được tổ chức tại Trường THCS Thanh, huyện Hướng Hóa với sự tham gia của gần 400 học sinh từ 11-18 tuổi, đến từ các câu lạc bộ (CLB) thủ lĩnh của sự thay đổi của 5 trường THCS: Thanh, Thuận, Húc, A Dơi, Xy (huyện Hướng Hóa).


H.L

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long