Cập nhật: Thứ 5, 03/05/2018 | 07:22 GMT+7

Bài: “Cần có giải pháp đối với hàng loạt công trình nước sạch “đắp chiếu”- Đã triển khai các giải pháp khắc phục

(QT) - Ngày 5/4/2018, Báo Quảng Trị số 5471 đăng bài phản ánh việc hàng loạt công trình nước sạch trên địa bàn “đắp chiếu”. Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của các công trình cấp nước tập trung nông thôn, trong đó làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Người dân thiếu nước sinh hoạt do một số công trình cấp nước tập trung nông thôn bị hư hỏng

Trước đó, như Báo Quảng Trị thông tin, hiện nay trên địa bàn có 202 công trình cấp nước nông thôn tập trung. Trong đó, 126 công trình phân bố ở các xã vùng cao ở huyện Hướng Hoá và Đakrông. Các công trình cấp nước tập trung nông thôn nói trên được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Điều đáng nói là sau một thời gian đưa vào sử dụng, 99/202 công trình cấp nước tập trung nông thôn hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động. Trong đó, nhiều công trình được xây dựng với số tiền lớn đã bị “đắp chiếu” trong thời gian dài. Thực tế ấy khiến cuộc sống người dân nhiều địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài nguyên nhân như Báo Quảng Trị phân tích trong bài phản ánh đăng vào ngày 5/4/2018, theo Sở Nông nghiệp và PTNT, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng các công trình cấp nước tập trung nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Theo đó, mặc dù Sở Nông nghiệp và PTNT đã nhiều lần chỉ đạo, nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện các công việc quản lý sau đầu tư, nhưng công tác quản lý sau đầu tư vẫn còn nhiều thiếu sót. Sau khi công trình hoàn thành và bàn giao, các chủ đầu tư không thành lập Ban Quản lý công trình và không tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình cho người hưởng lợi và Ban Quản lý; không xây dựng quy trình vận hành, khai thác; không có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực vận hành… Thực tế, sau khi các công trình được hoàn thành, lãnh đạo chính quyền địa phương đứng ra tiếp nhận, rồi giao cho các trưởng thôn tự quản lý, vận hành. Phần lớn các công trình này không có cán bộ chuyên môn để đảm nhận việc duy tu, bảo dưỡng. Trong khi đó, công tác tuyên truyền chưa được chú trọng. Một số công trình do địa phương làm chủ đầu tư triển khai thực hiện thiếu sự tham vấn của cộng động. Chính điều này đã dẫn đến việc không phát huy hiệu quả sử dụng, kéo theo không thu được tiền sử dụng nước hoặc thu không đủ chi phí nhân công, mua hoá chất. Thực tế này làm cho công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, ngừng hoạt động…

Để giải quyết thực trạng trên, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện tổ chức khảo sát, đánh giá lại trữ lượng, chất lượng nguồn nước cấp cho công trình; nhu cầu sử dụng; khả năng góp vốn đối ứng của người dân từng địa phương có công trình cấp nước xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả… Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu cao ý thức của cộng đồng trong việc sử dụng nguồn nước, tích cực tham gia bảo vệ công trình; đồng thời áp dụng chính sách trợ giá nước sinh hoạt nông thôn, nhất là các công trình nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước sinh hoạt, nguồn nước bị ô nhiễm… Mới đây, Sở chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn lập dự án, kêu gọi vốn đầu tư để đầu tư nâng cấp, sửa chữa những công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả và xây mới công trình cấp nước. Cơ chế thực hiện công tác xã hội hoá, chuyển đổi mô hình quản lý đã được xây dựng nhằm đảm bảo công trình khai thác bền vững. Sở cũng xác định trong thời gian tới sẽ đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung theo vùng, cấp nước liên xã và bàn giao công trình cho đơn vị chuyên nghiệp quản lý vận hành; tránh đầu tư dàn trải, đầu tư công trình có quy mô nhỏ…

Theo ông Hồ Xuân Hòe, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, để đạt được kế hoạch mục tiêu cấp nước và vệ sinh môi trường giai đoạn 2018 - 2020, mới đây Sở đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm hỗ trợ, bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương và các chương trình, dự án khác, nhất là nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong và ngoài nước để tỉnh có điều kiện sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung hư hỏng, xuống cấp; đồng thời xây mới công trình cấp nước ở những vùng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng, nâng cao tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Tây Long



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những phiên tòa vắng mặt... đương sự

Những phiên tòa vắng mặt... đương sự
10 giờ trước

QTO - Những cuộc ly hôn diễn ra trong lặng lẽ. Với những người trẻ, việc đưa ra quyết định đó không phải là điều dễ dàng, cũng giống như khi một trong hai...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 28°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 24°C - 32°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long