Cập nhật:  GMT+7

Ấn Độ không giấu tham vọng dẫn đầu ngành sản xuất chip

Với việc phê duyệt hàng loạt kế hoạch xây dựng nhà máy chip bán dẫn, New Delhi không giấu giếm tham vọng vươn lên vị thế số một trong lĩnh vực quan trọng này.

Vào ngày 29/2, Chính phủ Ấn Độ đã công bố phê duyệt kế hoạch của Tata Electronics, thuộc tập đoàn công nghiệp Tata Group nhằm xây dựng cơ sở lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chất bán dẫn tại Assam, phía Đông Bắc nước này. Nhà máy sẽ cung cấp các dịch vụ sản xuất dây, chip lật và hệ thống tích hợp cho các chip bán dẫn.

Ấn Độ không giấu tham vọng dẫn đầu ngành sản xuất chip

Tập đoàn phối hợp với nhà sản xuất chip bán dẫn Powerchip Semiconductor Manufacturing Corp (PSMC) của Đài Loan (Trung Quốc), bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất tấm bán dẫn 300mm đầu tiên của Ấn Độ trong vài tháng tới. Được đặt tại bang Gujarat, cơ sở này sẽ sản xuất chip có hiệu suất năng lượng cao dựa trên công nghệ 28 nanometer (nm), bộ vi điều khiển, mạch tích hợp và các thiết bị tính toán khác cho ô tô, máy tính, viễn thông, điện tử tiêu dùng và ngành công nghiệp quốc phòng.

Theo Tata, nhà máy sẽ có công suất lên đến 50.000 tấm bán dẫn/tháng và được trang bị công nghệ tự động hóa bao gồm phân tích dữ liệu và học máy.

Chính phủ Ấn Độ cũng phê duyệt đề xuất xây dựng nhà máy đóng gói chip trị giá 3 tỷ USD của Tata Semiconductor Assembly & Test (TSAT) thuộc Tata Group tại bang Assam. Nhà máy sẽ phát triển công nghệ đóng gói chip cho phân khúc xe điện và điện tử tiêu dùng.

Randhir Thakur, Giám đốc điều hành của Tata Electronics cho biết: “Chiến lược phục xuyên suốt chuỗi giá trị bán dẫn là điểm khác biệt của chúng tôi, điều này cho phép Tata Electronics có thể cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh cho khách hàng”.

Ban quản lý Tata kỳ vọng Ấn Độ sẽ chiếm ít nhất 10% sản lượng chip bán dẫn toàn cầu vào cuối thập kỷ này. New Delhi hiện đang tăng tốc để trở thành một trong những trung tâm chip bán dẫn hàng đầu, đồng thời có thể là mấu chốt quan trọng để giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với ngành chip toàn cầu.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã phê duyệt một dự án cơ sở thử nghiệm, đóng gói và lắp ráp chip bán dẫn do tập đoàn CG Power của nước này hợp tác với Renesas Electronics từ Nhật Bản và Star Microelectronics của Thái Lan. Cũng được đặt tại Guajarat, nhà máy sẽ sản xuất chip dành cho ô tô, viễn thông, điện tử tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác.

Vào tháng 6/2023, Micron Technology đã giúp ngành công nghiệp chip bán dẫn của Ấn Độ trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu với kế hoạch xây dựng cơ sở thử nghiệm và lắp ráp bộ nhớ flash DRAM và NAND tại Gujrat. Giai đoạn một của dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2024, trong khi giai đoạn hai có thể sẽ hoàn thành vào nửa sau của thập kỷ này.

Tất cả các dự án trên đều đủ điều kiện nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ. Đối với trường hợp của Micron, 50% tổng chi phí sẽ do chính quyền trung ương Ấn Độ chi trả và 20% sẽ do bang Gujarat chi trả. Các cơ quan nhà nước cũng sẽ tạo điều kiện để công ty có thể tiếp cận cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động có trình độ. Hàng chục nghìn việc làm có thể sẽ được tạo ra.

Vào tháng 11, nhà sản xuất chip đa quốc gia AMD đã khai trương trung tâm thiết kế chip bán dẫn lớn nhất của mình tại TP Bengaluru. Trong một cuộc phỏng vấn với Computer Weekly, Giám đốc điều hành AMD Mark Papermaster cho biết: “Chúng tôi chọn Ấn Độ làm nơi đặt cơ sở thiết kế lớn nhất của AMD với nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như thị trường quy mô lớn”.

AMD, công ty cạnh tranh với Intel trong sản xuất bộ xử lý trung tâm (CPU) và Nvidia trong bộ xử lý đồ họa (GPU), đã hoạt động tại Ấn Độ trong gần hai thập kỷ.

Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng dù Ấn Độ có thể trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về thiết kế vi mạch, nước này vẫn không đủ nguồn lực và năng lực cần thiết để cạnh tranh với các quốc gia hàng đầu khác. Tuy nhiên, giờ đây, với chiến lược dựa trên thu hút các nhà sản xuất chất bán dẫn nước ngoài xây dựng nhà máy tại Ấn Độ, cũng như hợp tác chặt chẽ với các công ty công nghiệp hàng đầu nước này, mọi chuyện có thể sẽ hoàn toàn thay đổi trong tương lai.

Luật Anh(Theo Asia Times)


Luật Anh(Theo Asia Times)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long